Chào Luật sư, hiện tại cháu tôi đang bị điều tra vì có liên quan đến vụ án hình sự. Tuy nhiên, cháu tôi trước giờ hiền lành lương thiện, không bao giờ có ý hại ai. Nay mẹ của cháu tôi đang bị bệnh, phải chuyển viện lên bệnh viện Chợ Rẫy. Chị ấy đang trong tình trạng rất nguy kịch cần gặp mặt con lần cuối. Vậy có cách nào gỡ lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú không? Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú không thể áp dụng khi nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú theo quy định của BLTTHS năm 2015 là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự do người có thẩm quyền áp dụng để thay thế biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Để giải đáp thắc mắc của bạn, Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Cấm đi khỏi nơi cư trú là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 123. Cấm đi khỏi nơi cư trú
1, Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
Như vậy, biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn. Biện pháp này chỉ áp dụng với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra; truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
- Bị can, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:
+ Không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép.
+ Có mặt theo giấy triệu tập; trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan.
+ Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
Khi nào bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú?
Tại Điều 109 Luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 109. Các biện pháp ngăn chặn
1, Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
Theo quy định trên, biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú được áp dụng đối với mọi loại tội phạm; khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử; hoặc để ngăn chặn tội phạm; hoặc để bảo đảm thi hành án.
Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú không thể áp dụng khi nào?
Khoản 4 Điều 123 BLTTHS quy định thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú” không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử; thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ ngày tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành hình phạt tù. Với quy định như trên sẽ dẫn đến trường hợp có bị cáo trước khi xét xử đã áp dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú” nhưng sau khi xét xử xong sẽ không được áp dụng biện pháp ngăn chặn nào. Ví dụ: Nguyễn Văn A. phạm tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự.
Quá trình điều tra, truy tố và xét xử, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã áp dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú” đối với Nguyễn Văn A. để bảo đảm có mặt theo triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng. Khi tiến hành xét xử, Tòa án quyết định hình phạt cải tạo không giam giữ cho Nguyễn Văn A. Như vậy, thời hạn kể từ khi tuyên án đến khi A. chấp hành án sẽ không áp dụng được biện pháp ngăn chặn này, bởi khoản 4 Điều 123 BLTTHS chỉ quy định áp dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú” đối với trường hợp sau xét xử mà bị cáo bị áp dụng hình phạt tù. Vậy, ai sẽ là người quản lý, theo dõi họ trong giai đoạn này?
Ai có thẩm quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 123 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 123. Cấm đi khỏi nơi cư trú
3, Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Đồn trưởng Đồn biên phòng có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
Như vậy, người có thẩm quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú bao gồm:
+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
+ Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
+ Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
+ Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
+ Đồn trưởng Đồn biên phòng.
Ngoài ra, người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi họ.
Người hưởng án treo có bị cấm đi khỏi nơi cư trú?
Theo quy định tại Điều 92 Luật Thi hành án Hình sự năm 2019; người hưởng án treo vẫn có thể đi khỏi nơi cư trú. Tuy nhiên:
- Phải có lý do chính đáng.
- Phải được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục.
- Khi đến nơi cư trú mới phải trình báo với Công an cấp xã nơi mình đến tạm trú, lưu trú. Khi hết thời hạn tạm trú, lưu trú phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi tạm trú, lưu trú.
- Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú mỗi lần không quá 60 ngày và tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời gian thử thách. Theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; thời gian thử thách sẽ dao động từ 01 năm – 05 năm. Vậy nên, tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú sẽ không được vượt quá 4 tháng – 1 năm 4 tháng tùy theo thời gian thử thách.
Video của Luật sư X về biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú
Mời bạn xem thêm bài viết
- Sổ hộ khẩu công chứng có thời hạn bao lâu?
- Hướng dẫn cách viết biên bản họp phụ huynh
- Mẫu nội quy công ty mới nhất năm 2022
- Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú
- Khởi kiện không cấp dưỡng nuôi con như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú không thể áp dụng khi nào?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; Đăng ký hộ kinh doanh, thủ tục xin xác nhận độc thân tại hà nội; cách tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú tại giai đoạn điều tra do Cơ quan điều tra quyết định; nhưng không được quá thời hạn điều tra.
– Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú tại giai đoạn truy tố do Viện kiểm sát quyết định; nhưng không được quá thời hạn truy tố.
– Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú tại giai đoạn xét xử do Toà án quyết định; nhưng không được quá thời hạn xét xử.
Trường hợp bị can, bị cáo đang bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú; mà vi phạm một trong các nghĩa vụ đã cam đoan thì bị tạm giam.
Bị can, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú không được thực hiện các hành vi sau:
+ Đi khỏi nơi cư trú khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
+ Không mặt theo giấy triệu tập; (trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan).
+ Bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội.
+ Có các hành vi như mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy