Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu đã được ghi nhận từ rất sớm trong các Bộ luật Dân sự trước đây. Tuy nhiên, trong Bộ luật Dân sự 2015 có góc nhìn mới về biện pháp này. Việc bổ sung quy định về bảo lưu quyền sở hữu xuất phát từ bản chất “bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”. Những tiếp cận đổi mới nhằm phù hợp với xu thế thế giới và tình hình thực tiễn.
Luật sư X phân tích cụ thể về Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu trong bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu là gì?
Bảo lưu quyền sở hữu có thể hiểu là một biện pháp bảo đảm; được phát sinh sau hợp đồng mua trả góp, trả chậm, trả dần. Trong hợp đồng mua trả chậm, trả dần thì bên mua có quyền sở hữu tài sản sau khi thanh toán xong toàn bộ giá trị tài sản đã mua. Trước khi người mua thanh toán đầy đủ số tiền mua; thì người bán có quyền sở hữu với tài sản để đảm bảo người mua sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình.
Ví dụ: A bán cho B máy tính theo hợp đồng mua bán trả chậm. Hai bên thỏa thuận B sẽ trả trước cho A một nửa số tiền mua. Số tiền còn lại sẽ được thanh toán sau 01 tháng. Hai bên thỏa thuận A vẫn sở hữu đối với chiếc máy tính là đối tượng của hợp đồng mua bán cho đến khi B thanh toán hết toàn bộ tiền cho A.
Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực đối kháng với người thứ ba; kể từ thời điểm đăng kí giao dịch bảo đảm. Xuất phát từ việc chỉ có hiệu lực đối kháng khi đăng kí nên về hình thức. Khi xác lập biện pháp bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng; hoặc ghi vào hợp đồng mua bán làm cơ sở để thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm. Biện pháp này đặt ra chỉ bảo vệ cho bên bán tài sản trong hợp đồng mua bán trước đó.
Quy định pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu
Về quyền và nghĩa vụ của bên bán quy định tại Điều 332. Bên bán có quyền đòi lại tài sản đã bán; và yêu cầu người mua tài sản (không hoàn thành nghĩa vụ) phải trả lại tài sản. Tuy nhiên, người bán sẽ phải trả lại phần tiền đã nhận trước đó; khi người mua trả lại tài sản.
Bên mua là bên có nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán tài sản. Khi bên mua chưa thanh toán toàn bộ giá trị tài sản cho bên bán thì bên mua chưa có quyền sở hữu tài sản. Tức là bên mua chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng. Tuy nhiên, sẽ không được định đoạt tài sản đó. Như vậy, bảo lưu quyền sở hữu đã hạn chế một số quyền của bên mua.
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 333 về quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản còn quy định bên mua. “Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Do đó, nếu trong thời gian chiếu giữ tài sản; nếu có bị hư hỏng, mất … thì bên mua sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Trong thời gian bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực; thì bên mua được sử dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Ví dụ khi mua xe máy trả góp. Trong thời gian trả góp bên mua có quyền sử dụng xe máy đó; hưởng lợi tức từ chiếc xe máy như cho thuê.
Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu
Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu được quy định từ Điều 331 đến Điều 334 Bộ luật dân sự 2015. Trong đó, Điều 331 quy định về biện pháp và các điều kiện có hiệu lực của biện pháp; những điều khoản còn lại quy định quyền và nghĩa vụ của các bên.
Có ba trường hợp chấm dứt quyền sở hữu được quy định tại Điều 334 Bộ luật dân sự 2015.
- Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong.
- Bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu.
- Theo thỏa thuận của các bên.
Như vậy, khi các bên mua hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng; hoặc trả lại tài sản. Bảo lưu quyền sở hữu sẽ chấm dứt; và tài sản có thể vẫn thuộc sở hữu của bên bán. Hoặc thuộc sở hữu của bên mua khi nếu bên mua hoàn thành nghĩa vụ. Ngoài ra, pháp luật còn quy định các bên có thể tự thỏa thuận với nhau để chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu.
Ví dụ: A mua trả chậm điện thoại cũ của B; trả được 2/3 số tiền đến thời hạn A không có trả tiền cho B. Nhưng B đồng ý không cần trả phần tiền còn lại. Tại thời điểm này quyền bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt.
Ý nghĩa của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu
Mục đích chính của biện pháp này là để người mua thực hiện phần nghĩa vụ trả tiền còn lại của người mua cho người bán, nếu không thực hiện thì người bán có thể thu hồi tài sản đang thuộc quyền sở hữu của mình.
Một số ý kiến cho rằng biện pháp bảo lưu quyền sở hữu không đảm bảo được tất cả quyền lợi của bên bán. Cụ thể, mục đích của bên bán là muốn bán được hàng; và thu lại tiền từ sản phẩm. Tuy nhiên, trong biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, nếu bên mua không thực hiện nghĩa vụ trả phần tiền còn lại của mình thì bên bán chỉ có thể đòi lại tài sản. Như vậy, mục đích của bên bán không thực hiện được. Ngoài ra còn có thể phải chịu thua lỗ trên thực tế; vì sản phẩm qua sử dụng giá bị thấp hơn.
Thông tin liên hệ
Thông qua bài viết “Quyền bào chữa của người bị buộc tội được quy định Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.” Bạn đọc hiểu rõ hình thức giao dịch thường gặp trong cuộc sống như mua trả góp.
Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký dịch vụ luật sư tư vấn của Luật sư X gọi ngay hotline: 0833 102 102. Hoặc liên hệ qua:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Dân sự 2015. Bảo lưu quyền sở hữu là nghĩa vụ phụ; phát sinh sau hợp đồng mua bán tài sản dưới hình thức trả góp, trả chậm, trả dần. Điều kiện xác lập là phải giao kết bằng hình thức văn bản. Có thể ghi nhận qua điều khoản ngay trong hợp đồng mua bán; hoặc giao kết bằng văn bản hợp đồng riêng.
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 333 Bộ luật Dân sự 2015. Nếu các bên không có thỏa thuận khác. Bên mua tài sản có trách nhiệm phải chịu rủi ro trong thời gian này. Nếu tài sản bị hỏng, bị mất thì bên mua có trách nhiệm hoàn toàn. Trường hợp không thực hiện nghĩa vụ mà trả lại tài sản bị hỏng; bên mua chịu chi phí sửa chữa và bồi thường tổn thất hư hỏng này.
Thời gian gần đây việc áp dụng biện pháp bảo lưu quyền sở hữu ngày càng rộng rãi. Nhiều cửa hàng kinh doanh đã sử dụng loài hình hợp đồng mới như trả góp, trả chậm, trả dần. Từ đó, mở ra nhiều cơ hội buôn bán nâng cao năng suất. Việc áp dụng phù hợp giúp bên mua dễ dàng chi trả theo từng đợt và đẩy mạnh doanh số. Góp phần tích cực cho nền kinh tế.