Xe thô sơ là các loại phương tiện giao thông đơn giản, thường được chế tạo từ các vật liệu dễ kiếm và không yêu cầu công nghệ cao. Chúng thường được sử dụng trong các khu vực nông thôn hoặc trong các tình huống mà các phương tiện hiện đại không thể tiếp cận hoặc không cần thiết. Biển báo dành cho xe thô sơ có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông và hướng dẫn điều khiển phương tiện trong các khu vực giao thông có sự hiện diện của xe thô sơ. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Mẫu giấy ủy quyền viết tay là mẫu nào? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Khi đi xe thô sơ lưu thông trên đường cần lưu ý điều gì?
Xe thô sơ là các phương tiện giao thông đơn giản, thường được sử dụng trong các khu vực nông thôn hoặc nơi có điều kiện hạn chế, với thiết kế cơ bản và chức năng chủ yếu phục vụ các nhu cầu cơ bản của con người. Chúng đáp ứng nhu cầu cơ bản của các cộng đồng nông thôn hoặc khu vực chưa phát triển, giúp vận chuyển hàng hóa và con người một cách hiệu quả trong điều kiện hạn chế.
Theo Luật Giao thông đường bộ, khi đưa xe thô sơ tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:
– Thứ tự khí xuống phà: Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải xuống phà trước, xe thô sơ, người đi bộ xuống phà sau (Khoản 3 Điều 23).
– Xe thô sơ không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc (Khoản 4 Điều 26).
– Xe thô sơ đi trong hầm đường bộ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu (Khoản 1 Điều 27)
– Người đi xe đạp chỉ được chở 01người, riêng trường hợp chở thêm 01 trẻ em dưới 07 tuổi được chở tối đa 02 người (Khoản 1 Điều 31).- Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm, cài quai đúng quy cách (Khoản 2 Điều 31).
– Người điều khiển xe thô sơ phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng quy định (Khoản 3 Điều 31).
– Xe thô sơ đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe (Khoản 3 Điều 31).
– Người điều khiển xe súc vật kéo phải có bảo đảm vệ sinh trên đường (Khoản 3 Điều 31).
– Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn (Khoản 4 Điều 31).
– Việc sử dụng xe thô sơ để vận chuyển hành khách, hàng hóa phải theo đúng quy định (Khoản 1 Điều 80).
Biển báo dành cho xe thô sơ có hình dạng gì?
Biển báo giúp người điều khiển xe thô sơ nhận thức được các nguy hiểm tiềm ẩn và các yêu cầu khi di chuyển trên đường, từ đó giảm thiểu nguy cơ tai nạn. Các biển báo dành cho xe thô sơ thường cảnh báo về các nguy cơ hoặc điều kiện giao thông đặc biệt mà các phương tiện này có thể gặp phải, như đoạn đường hẹp, đường gồ ghề, hoặc khu vực có nhiều người đi bộ.
Biển số R.304 ” Đường dành cho xe thô sơ” được quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ.
– Về cách sử dụng:
a) Để báo đường dành cho xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ, phải đặt biển số R.304 “Đường dành cho xe thô sơ”.
b) Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ phải dùng đường dành riêng này để đi và cấm các xe cơ giới kể cả xe gắn máy, các xe được ưu tiên theo quy định đi vào đường đã đặt biển này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho xe thô sơ và người đi bộ.
>> Xem ngay: Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa
Tổng hợp mức phạt vi phạm giao thông của xe thô sơ
Xe thô sơ có thiết kế và cấu trúc đơn giản, không có nhiều tính năng kỹ thuật phức tạp. Chúng thường được làm từ vật liệu như gỗ, sắt, hoặc thép, và ít sử dụng công nghệ cao. Xe thô sơ thường có giá rẻ hơn và dễ chế tạo hơn so với các phương tiện giao thông hiện đại. Điều này giúp tiết kiệm chi phí cho những người không có khả năng tiếp cận các phương tiện đắt tiền hơn.
Mức xử phạt vi đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ được quy định tại Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP), cụ thể như sau:
(1) Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định;
– Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;
– Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
– Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;
– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
– Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;
– Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;
– Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động; chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù);
– Điều khiển xe thô sơ đi ban đêm không có báo hiệu bằng đèn hoặc vật phản quang;
– Để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông;
– Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
– Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông;
– Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
– Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu;
– Xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không bảo đảm an toàn, gây trở ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển;
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
(2) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;
– Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
– Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
– Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên;
– Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
(3) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;
– Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;
– Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”;
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
(4) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
– Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
– Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
– Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Ngoài việc bị phạt tiền theo các mức phạt (1), (2), (3) và (4), người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Biển báo dành cho xe thô sơ”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, làn đường dành cho xe thô sơ là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông thô sơ đường bộ qua lại.
Điều 13 Luật Giao thông đường bộ hướng dẫn về việc sử dụng làn đường như sau:
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
Theo đó, xe thô sơ phải đi vào làn đường bên phải trong cùng, còn các làn khác được sử dụng cho các phương tiện xe cơ giới, xe máy chuyên di chuyển.
Ngoài ra, nếu đường được bố trí dành riêng cho xe thô sơ, lực lượng chức năng sẽ bố trí biển báo hiệu số R.304 “Đường dành cho xe thô sơ” để người tham gia giao thông được biết và tuân thủ cho đúng.
Theo khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe thô sơ gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
Cụ thể, để tham gia giao thông, xe thô sơ phải phải đáp ứng các điều kiện như sau:
– Khi tham gia giao thông, xe thô sơ phải bảo đảm điều kiện an toàn giao thông đường bộ.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ tại địa phương mình.