Họp gia đình là việc tập hợp các thành viên trong gia đình. Đây là việc có vai trò vô cùng quan trọng khi muốn đưa ra quyết định về một vấn đề nào đó liên quan đến quyền và lợi ích của mọi thành viên trong gia đình. Khi tổ chức một cuộc họp gia đình, cần thiết phải có người đứng ra tổ chức, chủ trì cuộc họp.Trong trường hợp cần quyết định một vấn đề quan trọng thì việc lập biên bản cuộc họp gia đình là điều tất yếu, đặc biệt là dưới góc độ pháp lý. Trường hợp họp gia đình để cử người giám hộ cho một thành viên cũng tương tự, phải lập thành biên bản. Vậy biên bản họp gia đình cử người giám hộ theo quy định như thế nào? Nội dung và hình thức của biên bản họp gia đình như thế nào? Điều kiện có hiệu lực của biên bản họp gia đình là gì? Những lưu ý cần thiết khi viết biên bản họp gia đình là gì? Hướng dẫn soạn mẫu biên bản họp gia đình cử người giám hộ ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sau đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức pháp lý hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng nó vào trong cuộc sống.
Biên bản họp gia đình là gì ?
Biên bản họp gia đình là một văn bản được lập để ghi nhận những nội dung thỏa thuận trong nội bộ giữa các thành viên trong gia đình.
Các thỏa thuận nội bộ giữa các thành viên trong gia đình liên quan đến các quyền và nghĩa vụ chung mà họ có trách nhiệm thực hiện hoặc được hưởng quyền lợi, lợi ích liên quan.
Ví dụ: Biên bản họp gia đình về việc phân chia quyền thừa kế về đất đai, nhà ở. Các thành viên thuộc hàng thừa kế sẽ họp lại để thỏa thuận phân chia phần tài sản thừa kế, di sản thừa kế mà họ được hưởng từ người để lại di sản thừa kế (cha, mẹ hay ông bà để lại).
Nội dung biên bản họp gia đình
Nội dung biên bản họp dựa trên nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận của Bộ Luật dân sự năm 2015. Nó có giá trị pháp lý trong việc chứng minh sự đồng thuận (không có tranh chấp) hoặc cách thức phân chia tài sản khi có các tranh chấp pháp lý xảy ra trong tương lai.
Nội dung của biên bản họp gia đình cần có ý kiến (chữ ký) chấp thuận của tất cả các thành viên có quyền lợi hợp pháp liên quan để có hiệu lực toàn bộ. Nếu không có sự chấp thuận hoặc phản đối của một vài thành viên, biên bản có thể dẫn đến sự vô hiệu một phần đối với quyền hoặc nghĩa vụ mà những người phản đối không ký kết hoặc không tham gia.
Hiểu một cách đơn giản nhất, nội dung của biên bản họp gia đình không được vi phạm các quy định của pháp luật hoặc trái với các chuẩn mực đạo đức xã hội nói chung.
Pháp luật không thể quy định chi tiết và cụ thể tất cả mọi mối quan hệ trong xã hội mà đôi khi chỉ đưa ra các quy tắc điều chỉnh chung. Mặt khác mỗi một gia đình, dòng họ có những phong tục, tập quán riêng biệt … vì vậy, để tránh mâu thuẫn, tranh chấp có thể phát sinh thông qua biên bản họp gia đình là một phương thức hữu hiệu trong đó các thành viên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng thỏa thuận về các nội dung liên quan đến công việc nội bộ mang tính đặc thù cao của mỗi gia đình.
Hình thức của biên bản họp gia đình
Biên bản họp gia đinh phải được lập thành văn bản, có chữ ký của tất cả các thành viên. Biên bản có thể mời những người làm chứng là cá nhân hoặc có thể chứng thực tại chính quyền địa phương cấp xã, phường để đảm bảo tính minh bạch, khách quan.
Xét về bản chất pháp lý nó là một văn bản nội bộ trong phạm vi gia đình , nên không bắt buộc phải có sự tham gia của một bên thứ ba.
Đối với một số trường hợp đặc biệt liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng, tặng cho đất đai thì cần phải lập hợp đồng tại văn phòng công chứng. Biên bản họp gia đình chỉ là một tài liệu pháp lý mang tính chất bổ trợ, là tiền đề pháp lý để các bên tiến hành các thủ tục pháp lý tiếp theo tránh những tranh chấp không cần thiết phát sinh.
Điều kiện có hiệu lực của biên bản họp gia đình là gì?
Như chúng ta đã biết thì biên bản họp gia đình là một văn bản khá là quen thuộc và được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày. Biên bản họp gia đình muốn có hiệu lực thì phải đáp ứng những điều kiện cơ bản của pháp luật
Thứ nhất là biên bản họp gia đình phải được trình bày đúng thể thức, rõ ràng, cẩn thận, dễ đọc và không được tẩy xóa . Đối với trường hợp mà biên bản họp gia đình là bản viết tay thì để có giá trị pháp lý thì biên bản này cần phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật công chứng.
Điều kiện thứ hai là biên bản họp gia đình chia đất phải có đầy đủ các thành viên, có chữ ký thể hiện sự thống nhất của tất cả các thành viên trong biên bản. Trong trường hợp mà một trong các thành viên trong gia đình không xác nhận biên bản hoph trên thì biên bản sẽ xảy ra những tranh chấp pháp lý. Do đó giá trị pháp lý của biên bản này không đảm bảo.
Điều kiện thứ ba đó là đối với văn bản họp gia đình thì văn bản cần được thể hiện rõ ràng những thông tin có liên quan đến số, hoặc là tiền.. những con số này cần được thể hiện một cách rõ ràng cả bằng chữ và bằng số. Để tránh xảy ra những nhầm lẫn và tranh chấp sau này.
Điều kiện thứ tư đó là biên bản họp gia đình cần được công chứng tại các văn phòng tổ chức hành nghề. Để đảm bảo hơn giá trị pháp lý của văn bản này. Hoặc là biên bản họp gia đình có thể tiến hành mời những cá nhân làm chứng.
Như vậy thì văn bản họp gia đình sẽ có giá trị pháp lý khi mà biên bản đó đáp ứng được tất cả những yêu cầu cơ bản như chúng tôi đã nêu trên. Yếu tố quan trọng nhất để một biên bản có giá trị đó là được công chứng, và có chữ ký của tất cả các thành viên trong gia đình.
Người giám hộ là ai?
Khái niệm người giám hộ theo Điều 46 Bộ luật Dân sự năm 2015:
Điều 46. Giám hộ
1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).
2. Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.
3. Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.
Đặc điểm của người giám hộ
Người giám hộ là người đại diện Theo pháp luật của người được giám hộ trong mối quan hệ với Nhà nước và trong hầu hết các giao dịch, trừ các giao dịch đơn giản nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người được giám hộ.
Chủ thể quan hệ giám hộ
– Người chưa thành niên không còn cả cha lẫn mẹ, không xác định được cha, mẹ, hoặc cha, mẹ đếu mất năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc còn cha mẹ, nhưng cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó ( có yêu cầu của cha mẹ trong trường hợp này )
– Người mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không làm chủ được hành vi của mình ( phải có quyết định của Tòa án về bệnh lý – giám định của cơ quan có thẩm quyền )
Người giám hộ có thể là:
– Cá nhân : cha, mẹ, con đã thành niên, anh, chị em, ông, bà và những người thân thích khác)
– Tổ chức: tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện
-Cơ quan Nhà nước: cơ quan lao động, thương binh và xã hội
Nguyên tắc của việc giám hộ
+ Một người có thể giám hộ cho nhiều người
+ Một người chỉ có thể được một người giám hộ -> Tăng trách nhiệm giám hộ của người giám hộ, làm cho nghĩa vụ giám hộ được xác định rõ ràng, phân định.
Biên bản họp gia đình cử người giám hộ
Mẫu biên bản họp gia đình là một văn bản được lập ra trong cuộc họp gia đình để ghi nhận một công việc cụ thể nào đó, trên thực tế thường thấy biên bản họp gia đình thường được sử dụng trong các trường hợp phân chia tài sản, cử người giám hộ phân chia đất đai hoặc những tài sản khác trong gia đình. Trong biên bản họp gia đình sẽ ghi lại chi tiết những ý kiến của tất cả các thành viên trong gia đình về các vấn đề quan trọng của gia đình được đặt ra trong cuộc họp. Vì vậy cuộc họp gia đình sẽ cần phải có sự có mặt của tất cả các thành viên trong gia đình.
Tải Biên bản họp gia đình cử người giám hộ tại đây.
Những lưu ý cần thiết khi viết biên bản họp gia đình
Mặc dù việc viết biên bản họp gia đình hiện nay khá đơn giản tuy nhiên trong quá trình viết biên bản vẫn cần có những lưu ý nhất định như sau:
– Trong biên bản họp gia đình cần phải có mục cho người xác nhận của người làm chứng và mục xác nhận của cơ quan có thẩm quyền như ủy ban nhân dân cấp xã. Điều này nhằm đảm bảo được sự chính xác về các nội dung được ghi trong biên bản của cuộc họp. Ngoài ra sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong biên bản cuộc họp gia đình sẽ khẳng định được tính pháp lý của biên bản này.
– Biên bản họp gia đình và những văn bản thỏa thuận cần phải được lập dưới sự chứng kiến và có xác nhận của tất cả các thành viên trong gia đình. Nếu như không có đầy đủ tất cả các thành viên của gia đình thì rất khó để công nhận được giá trị pháp lý của biên bản đó.
– Giá trị của các loại tài sản được đề cập đến trong biên bản họp gia đình phải được thể hiện dưới dạng số và dạng chữ. Đây là điều mà không phải ai cũng biết tuy nhiên đó lại là điều bắt buộc trong các văn bản thỏa thuận có giá trị liên quan.
– Trong biên bản họp gia đình thì cần phải được công chứng tại các văn phòng công chứng, tại các tổ chức hành nghề công chứng thì mới có hiệu lực pháp lý đầy đủ. Nếu như biên bản họp gia đình chỉ có người làm chứng và Ủy ban nhân dân xã xác nhận chữ ký thì vẫn chưa thực sự đủ cơ sở để khẳng định giá trị pháp lý. Bởi vì đó mới chỉ là chứng thực chữ ký của những người có liên quan trong cuộc họp.
– Viết đúng chính tả là rất cần thiết bởi vì nếu có lỗi chính tả thì sẽ làm giảm đi sự chính xác đối với những thông tin có trong biên bản cuộc họp gia đình.
– Trong biên bản họp gia đình phải sử dụng tiếng phổ thông, không được sử dụng từ ngữ địa phương. Bởi vì không phải ai cũng hiểu rõ được tiếng địa phương do đó sẽ dễ gây nhầm lẫn cho người đọc.
Hướng dẫn soạn mẫu biên bản họp gia đình cử người giám hộ
Trong biên bản họp gia đình sẽ cần có những nội dung như sau:
– Có quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng năm viết biên bản;
– Các thành phần tham dự cuộc họp của gia đình trong đó ghi đầy đủ họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ khẩu thường trú, địa chỉ, số điện thoại,..của tất cả những người tham dự cuộc họp;
– Ghi lại đầy đủ tất cả các thông tin trong cuộc họp ví dụ như các thông tin về tài sản, thừa kế,…và cần có giấy tờ tài liệu kèm theo nếu có; ghi chi tiết những ý kiên, những tranh luận được nêu ra trong cuộc họp của tất cả những người tham dự nếu có;
– Đưa ra kết luận cuối cùng về sự việc, ví dụ như phân chia tài sản để ghi vào biên bản cuộc họp gia đình, nội dung này sẽ bao gồm thông tin về tài sản được chia cho ai, chia như thế nào, quyền và nghĩa vụ của những người được nhận tài sản,…
– Biểu quyết: những thành viên có mặt trong cuộc họp gia đình sẽ đưa ra biểu quyết về những nội dung đã được đưa ra; đọc từng mục và biểu quyết tất cả các vấn đề, nội dung của cuộc họp sau khi đã được thống nhất;
– Kết quả của việc biểu quyết sẽ là tán thành hoặc là không tán thành, có ý kiến khác,…Trường hợp có ý kiến khác thì cần phải ghi đầy đủ họ tên và nội dung ý kiến người đó đưa ra;
– Khẳng định tính pháp lý của biên bản: đưa ra lời khẳng định về tính phá lý của biên bản, đọc lại toàn bộ nội dung của biên bản cho tất cả mọi người có mặt trong cuộc họp nghe và xác nhận lại những thông tin trong đó là hoàn toàn hợp lý, tự nguyện,…
– Sau đó người viết biên bản họp gia đình sẽ trực tiếp ký và ghi rõ họ tên;
– Để đảm bảo tính pháp lý thì sẽ tiến hành xin xác nhận của cơ quan địa phương có thẩm quyền.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Biên bản họp gia đình cử người giám hộ” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn pháp lý về vấn đề công ty tạm ngưng kinh doanh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Các bên có quyền và lợi ích liên quan có quyền khởi kiện ra tòa yêu cầu tuyên nội dung hoặc hình thức của văn bản là vô hiệu (chỉ tòa án mới có thẩm quyền đánh giá về hiệu lực của biên bản họp gia đình mà các bên đã ký kết).
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
– Về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức:
Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó;
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
– Về thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu:
Điều 132. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:
a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;
b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;
c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;
d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;
đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.
2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.
3. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.
– Công dân chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại UBND cấp xã;
– Công dân chờ và lấy kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của UBND cấp xã;
Cán bộ ủy ban nhân dân xã phường có thể xác nhận vào nội dung biên bản họp gia đình với nội dung “Biên bản này do các bên lập dựa trên tinh thần tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc). Các bên ký và ghi rõ họ tên dưới sự chứng kiến của cán bộ tư pháp xã phường.
Pháp luật không có quy định bắt buộc phải viết tay hay đánh máy đối với biên bản họp gia đình. Về nguyên tắc khi soạn thảo biên bản:
– Biên bản phải được lập rõ ràng (không tẩy xóa);
– Biên bản có chữ ký của tất cả những người có quyền lợi, nghĩa vụ pháp lý liên quan (không biết viết có thể ký điểm chỉ):
– Biên bản họp gia đình không được trái với quy định pháp luật, vi phạm truyền thống về đạo đức nói chung.