Vận chuyển bệnh nhất trong tình trạng nguy kịch cũng là áp lực vô cùng lớn đối với các tài xé xe cứu thương. Do vậy, trong quá trình tham gia làm nhiệm vụ, nhiều tài xế xe cứu thương có thể gây ra tai nạn. Cụ thể như đụng người đi đường,… Vậy bị xe cứu thương đụng gãy tay có được bồi thường không? Bài viết dưới đây của Luật sư X chúng tôi sẽ giúp phần nào giải đáp vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Có phải nhường đường cho xe cứu thương không?
Theo Điều 22 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về quyền ưu tiên của một số loại xe. Trong đó, xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ. Tuy nhiên khi đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, xe cứu thương phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định.
Khoản 5 Điều 4 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ như sau:
Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Như vậy, khi có tín hiệu của xe cứu thương, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh; hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường.
Bị xe cứu thương đụng gãy tay có được bồi thường không?
Bị xe cứu thương đụng gãy tay. Để biết có được bồi thường thiệt hại hay không cần phải xác định được bạn hay tài xế xe cứu thương có hành vi vi phạm quy định khi tham gia giao thông đường bộ, gây ra thiệt hại làm bạn bị thương.
Theo đó, nếu chỉ có tài xế xe cứu thương có hành vi vi phạm quy định khi tham gia giao thông đường bộ như: đang làm nhiệm vụ cấp cứu mà không bật tín hiệu còi, đèn; cố tình không chú ý đến sự an toàn của người tham gia giao thông khi đang lưu thông trên đường; hoặc không đang làm nhiệm vụ nhưng vẫn phóng nhanh, đi vào đường ngược chiều, thì tài xế phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bạn khi gây tai nạn.
Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bạn như: chạy quá tốc độ cho phép; không nhường đường cho xe cứu thương mặc dù xe cứu thương đã có tín hiệu còi, đèn báo; thì bạn không được tài xế bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp cả hai cùng có lỗi gây ra tai nạn; thì tài xế xe cứu thương chỉ phải bồi thường phần thiệt hại cho bạn tương ứng với mức độ lỗi của mình. Theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Nếu bạn được bồi thường thiệt hại, mà tài xế xe cứu thương không chịu bồi thường. Hoặc bạn và tài xế không thỏa thuận được mức bồi thường thiệt hại; thì bạn có thể gửi đơn khởi kiện đến TAND cấp huyện – nơi người tài xế cư trú, làm việc để được yêu cầu bồi thường. Quy trình khởi kiện thực hiện theo Điều 26, Điều 35, Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu; chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm quy định khi tham gia giao thông đường bộ của người tài xế, gây ra thiệt hại cho bạn.
Thiệt hại được bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm các chi phí như: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại… Theo Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Tài xế xe cứu thương gây tai nạn chết người bị truy cứu trách nhiệm gì?
Trường hợp tài xế sử dụng xe cứu thương không được sự đồng ý của Lãnh đạo; người quản lý xe cứu thương; thì đây không phải là đang thực hiện nhiệm vụ. Do đó, trên đường chở bệnh đi có xảy ra tai nạn; thì tài xế này hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Trường hợp này; vượt đèn đỏ gây chết người thì lái xe sẽ bị khởi tố hình sự.
Theo khoản 1 điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017; quy định trách nhiệm hình sự như sau:
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ; mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác; thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên; mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Trong trường hợp tài xế xe cứu thương gây tai nạn chết người sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự; bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Bị xe cứu thương đụng gãy tay có được bồi thường không?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty tnhh 1 thành viên tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ năm 2008:
Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Theo đó, chủ xe được phép dán decal nhưng không được làm thay đổi kết cấu tổng thành, hệ thống của xe so với thiết kế ban đầu.
Theo Điều 11 Thông tư 58/2020/TT-BCA, chủ xe cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Giấy khai đăng ký xe theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 58;
– Giấy chứng nhận đăng ký xe;
– Xuất trình giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu…