Bên cạnh những vấn đề về Phân biệt tạm giữ giấy phép lái xe và tước giấy phép lái xe; hay như dịch vụ trích lục giấy khai sinh;… Thì việc bị tước giấy phép lái xe máy có được phép lái xe ô tô không? Cũng là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Cơ sở pháp lý
Luật sử lý vi phạm hành chính 2012
Nội dung tư vấn
Giấy phép lái xe là gì?
Giấy phép lái xe là một loại bằng cấp, chứng chỉ do cơ quan nhà nước; hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể. Giấy phép lái xe cho phép người đó vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi,… trên các con đường công cộng sau khi họ đã trải qua sự kiểm tra đánh giá năng lực.
Khi tham gia giao thông chắc chắn cũng đã từng có người bị tạm giữ hoặc tước giấy phép lái xe. Vậy nếu bị tước giấy phép lái xe máy có được phép lái xe ô tô không?
Tước giấy phép lái xe là gì?
Tước giấy phép lái xe là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
Trường hợp tước giấy phép lái xe
Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông.
Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép;
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.
Thời hạn tước giấy phép lái xe
Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng – 24 tháng; kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép lái xe trong thời hạn tước quyền sử dụng.
Bị tước giấy phép lái xe máy có được phép lái xe ô tô không?
Theo quy định khoản 1 Điều 25 quy định về tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, như sau:
“Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”
Theo đó, nếu bạn vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ; mà có hình thức xử phạt là tước giấy phép lái xe có thời hạn; trường hợp của bạn là 2 tháng thì trong khoảng thời hạn này; bạn sẽ không được điều khiển xe ghi trong giấy phép lái xe. Nếu bạn vẫn tiếp tục lái xe trong thời gian đang bị tước bằng này; bạn sẽ bị xử phạt với lỗi không có giấy phép lái xe.
Ví dụ: Khi bạn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe máy; thì bạn sẽ không được điều khiển các loại xe máy từ 50 phân khối trở lên. Nhưng nếu bạn có giấy phép lái xe ô tô; thì bạn vẫn được tham gia giao thông bằng phương tiện này bình thường.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Nếu bạn có giấy phép lái xe mô tô hạng A2 thì bạn được phép điểu khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên; và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
1. Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
2. Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự.
– Khi bạn chở theo từ 3 người trở lên trên xe.
– Nếu bạn điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông; sau đó bỏ trốn khỏi hiện trường.
– Nếu bạn đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào.
– Điều khiển xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép…
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam: có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước; và những đối tượng thuộc quyền quản lý của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
2. Sở Giao thông vận tải: có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.