Chào Luật sư, Em trai tôi có tham gia đánh bài ăn tiền ở nhà riêng tại Phú Thọ. Sau đó đã bị công an huyện bắt và lập biên bản tại chỗ. Lúc bị bắt em trai tôi đã trốn được và không có mặt tại hiện trường nhưng sau đó tại cơ quan điều tra những người khác đã khai nhận ra em trai tôi. Sau đó công an đã đến nhà yêu cầu em trai tôi nộp phạt triệu nếu không sẽ xử lý hình sự. Khi đó trên chiếu bạc thu giữ được triệu tiền mặt. Luật sư cho tôi hỏi bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi tiền thu trên chiếu bạc là bao nhiêu? E tôi có bị xử lý hình sự không?
Cảm ơn anh đã đặt câu hỏi cho Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của anh qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đánh bạc?
Đánh bạc trái phép được xem là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.
Căn cứ vào Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, quy định về mức xử phạt đôi với hành vi đánh bạc như sau:
– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;
+ Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
+ Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;
+ Bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng;
+ Giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép;
+ Bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép;
đ) Chủ sở hữu, người quản lý máy trò chơi điện tử, chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoặc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở do mình quản lý.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:
+ Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;
+ Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc;
+ Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;
+ Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:
+ Làm chủ lô, đề;
+ Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;
+ Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;
+ Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.
Về hình thức xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
“6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;
c) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.”
Về biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 7 Điều này như sau:
“7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này.”
Bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi tiền thu trên chiếu bạc là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), quy định về tội đánh bạc như sau:
“Điều 321. Tội đánh bạc
“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
…”
Về mức xử phạt theo từng trường hợp cụ thể được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
+ Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Tính số tiền đánh bạc trong các trường hợp cụ thể
Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc
Theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP, khi nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của tất cả người tham gia theo từng lần (từ lúc bắt đầu đến khi bị bắt) đánh bạc như căn cứ chung đề cập ở trên. Tất cả những người tham gia trong cùng một lần đó sẽ bị truy cứu TNHS nếu tổng số tiền trên đủ định lượng.
Chẳng hạn, một chiếu bạc có 10 người tham gia. Khi bị phát hiện, tại thời điểm đó tổng số tiền bị thu trên chiếu bạc tổng là 5.000.000 đồng thì từng người tham gia đều bị truy cứu TNHS với số tiền đánh bạc được tính là 5.000.000 đồng cho lần đánh bạc đó, bất kể họ tham gia với số tiền bao nhiêu. Số tiền thực tế của mỗi người tham gia chỉ là căn cứ để xem xét mức phạt chứ không là căn cứ để định tội.
Trường hợp đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa…
Trong trường hợp này thì một lần chơi số đề hay cá độ bóng đá hay các hình thức tương đương khác được hiểu bao gồm cả nhiều đợt trong một lần chơi đó. Số tiền đánh bạc được tính để quy trách nhiệm hình sự cho một người trong một lần đánh bạc được tính là tổng giá trị tài sản đã dùng để chơi trong các đợt thuộc lần chơi đó. Đồng thời, nếu tham gia nhiều đợt, số tiền tham gia mỗi đợt từ 2.000.000 đồng trở lên thì cũng không xem là phạm tội nhiều lần. Để hướng dẫn cho trường hợp này, Nghị quyết số 02/2010/NQ-HĐTP đưa ra ví dụ sau:
Ví dụ: Ngày 20-7-2010, trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ, B mua ba số đề trong một lô đề cụ thể là: mua số 17 với số tiền là 500.000 đồng, mua số 20 với số tiền 2.100.000 đồng, mua số 25 với số tiền 3.000.000 đồng; trong trường hợp này, chỉ coi B đánh bạc một lần.
Cách tính số tiền đánh bạc trong trường hợp này khá phức tạp, được xác định dựa trên hướng dẫn tại khoản 5 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP.
Đối với người chơi:
- Trúng số đề, thắng cược cá độ: số tiền dùng đánh bạc được tính là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ cộng với số tiền thực tế mà họ được nhận từ chủ đề, chủ cá độ.
- Không trúng số đề, không thắng cược cá độ hoặc bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng: số tiền dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ.
Đối với người chủ đề, chủ cá độ:
- Có người chơi trúng số đề, thắng cược cá độ: số tiền dùng đánh bạc là toàn bộ số tiền thực tế đã nhận của những người chơi và số tiền mà họ phải bỏ ra để trả cho người trúng (có thể là một hoặc nhiều người).
- Không có người chơi nào trúng số đề, thắng cược cá độ hoặc đã bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả: số tiền dùng đánh bạc là tổng số tiền mà chủ đề, chủ cá độ đã nhận của những người chơi.
Trách nhiệm hình sự về hành vi tổ chức đánh bạc?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 121 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), quy định về hành vi tổ chức đánh bạc như sau:
– Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
– Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
– Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
– Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;
– Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Tại khoản 2 Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 121 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017):
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.”.
Ngoài ra, theo khoản 3 điều này người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, trong trường hợp tổ chức đánh bạc thì có thể bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng tùy theo từng trường hợp, kèm theo đó là sẽ bị tịch thu toàn bộ tang vật và nộp lại số lợi bất chính thu được. Trong một số trường hợp còn việc tổ chức đánh bạc còn có thể chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Mời bạn xem thêm
- Ngồi xem đánh bạc có phạm tội không?
- Mẫu đơn kháng cáo về tội đánh bạc năm 2023
- Mức xử phạt đối với tội đánh bạc là bao nhiêu?
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa người bị tố tổ chức đánh bạc đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi tiền thu trên chiếu bạc là bao nhiêu”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tra mã số thuế cá nhân, cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn của Luật sư X sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Về mức xử phạt theo từng trường hợp cụ thể được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
+ Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
+ Tái phạm nguy hiểm.
Khi vi phạm tội đánh bạc, người phạm tội có các tình tiết giảm nhẹ cũng sẽ phải chịu mức phạt thấp hơn so với thông thường. Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là các tình tiết được quy định tại Điều 52 BLHS 2015, thể hiện sự ngăn chặn, hạn chế tác hại của người phạm tội. Một số tình tiết giảm nhẹ có thể được xem xét khi phạm tội đánh bạc như:
Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
Người phạm tội là phụ nữ có thai;
Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
…
Trong trường hợp này thì một lần chơi số đề hay cá độ bóng đá hay các hình thức tương đương khác được hiểu bao gồm cả nhiều đợt trong một lần chơi đó. Số tiền đánh bạc được tính để quy trách nhiệm hình sự cho một người trong một lần đánh bạc được tính là tổng giá trị tài sản đã dùng để chơi trong các đợt thuộc lần chơi đó. Đồng thời, nếu tham gia nhiều đợt, số tiền tham gia mỗi đợt từ 2.000.000 đồng trở lên thì cũng không xem là phạm tội nhiều lần. Để hướng dẫn cho trường hợp này.