Trong một số trường hợp cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ tạm giữ Giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện vi phạm. Vậy, khi đó, pháp luật có cho phép họ có trường hợp nào được tham gia giao thông không? Bị tạm giữ giấy phép lái xe có còn được tham gia giao thông không? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Nội dung tư vấn
Giấy phép lái xe là gì?
Giấy phép lái xe là một loại bằng cấp, chứng chỉ do cơ quan nhà nước; hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể. Giấy phép lái xe cho phép người đó vận hành, lưu thông; hay tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi,… trên các con đường công cộng sau khi họ đã trải qua sự kiểm tra đánh giá năng lực.
Để có được giấy phép lái xe, bạn phải:
- Trải qua quá trình đào tạo nghiêm ngặt do bộ Công an quy định.
- Trải qua các bài sát hạch câu hỏi Luật giao thông đường bộ, sát hạch thực hành lái xe.
- Đảm bảo quy định về độ tuổi về đạo đức người lái xe
Hanh vi vi phạm quên mang bằng lái xe
- Nếu bạn có bằng lái xe máy, xe mô tô nhưng không mang theo. Bạn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
- Nếu bạn có bằng lái xe ô tô nhưng không mang theo. Bạn sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng – 400.000 đồng.
Các trường hợp bị tạm giữ GPLX
Việc tạm giữ Giấy phép lái xe chỉ được áp dụng trong các trường hợp thật cần thiết theo khoản 2 Điều 82 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP:
– Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
– Để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính còn đề cập đến việc tạm giữ giấy phép để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
Người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ sau cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt theo thứ tự:
– Giấy phép lái xe;
– Giấy phép lưu hành phương tiện;
– Giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện.
Theo đó, CSGT có quyền tạm giữ Giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
Bị tạm giữ giấy phép lái xe có còn được tham gia giao thông không?
Thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì có thể kéo dài thời hạn nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ.
Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt có quy định:
“…Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.”
Như vậy, theo quy định trên thì người điều khiển phương tiện giao thông được điều khiển phương tiện khi không có Giấy phép lái xe là trong trường hợp Giấy phép lái xe đã bị tạm giữ. Trong thời hạn chờ giải quyết vi phạm thì giấy hẹn có giá trị thay thế Giấy phép lái xe đã bị tạm giữ.
Tuy nhiên, nếu sau thời hạn đó mà bạn vẫn chưa đến cơ quan chức năng để giải quyết hành vi vi phạm; thì sẽ bị xử phạt hành vi của mình đó là điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có giấy tờ.
Lấy lại giấy phép lái xe đã bị tạm giữ cần làm thủ tục gì?
Trong trườn hợp phải nộp phạt; thì người vi phạm cần đến Kho bạc Nhà nước để nộp phạt. Khi có biên lai đã nộp phạt thì đến cơ quan đã tạm giữ giấy phép lấy xe để lấy lại giấy phép lái xe. Trong trường hợp này, bên cạnh biên lai nộp phạt cần phải mang theo CMND để lấy lại Giấy phép lái xe và bắt buộc người vi phạm phải là người đến nhận lại GPLX.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì:
“Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp”.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Bị tạm giữ giấy phép lái xe có còn được tham gia giao thông không?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Quy định về tạm giữ và thời hạn tạm giữ trong vụ án hình sự
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân:
Điều 637 BLDS 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại:
Theo quy định của pháp luật thì người trên 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường, nếu chết thì những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại. Như vậy, trong trường hợp này, người chết không tài sản để chia nên những người có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật cũng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Do đó, họ không có nghĩa vụ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
“Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”