Hưởng bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động là một vấn đề vô cùng quan trọng. Nó thể hiện được quyền và lợi ích của người lao động khi xảy ra vấn đề xấu; đó là thất nghiệp. Vậy đối với trường hợp bị sa thải hay tự nghỉ thì có được hưởng hay không? Dưới đây sẽ là nội dung về vấn đề trên của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý:
- Luật Việc làm 2013
- Nghị định 28/2015/NĐ-CP
Ai là người bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một loại bảo hiểm xã hội; hỗ trợ người lao động giải quyết tình trạng thất nghiệp. Trong thời gian người lao động chưa kiếm được việc làm; các chế độ của BHTN sẽ hỗ trợ một phần thu nhập; tạo cơ hội cho người lao động học nghề và tìm kiếm công việc mới.
Tại Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định:
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc gồm hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định như trên; thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Khoản 2 điều 43 Luật này cũng quy định về đối tượng không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó; người lao động đang hưởng lương hưu; giúp việc gia đình; người lao động không giao kết hợp đồng hay lao động tự do không phải tham gia BHTN.
Điều kiện được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
Để nhận trợ cấp thất nghiệp; người lao động cần đáp ứng đủ các điều kiện tại điều 49 Luật Việc làm; bao gồm:
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
- Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ; trừ các trường hợp như thực hiện nghĩa vụ quân sự; nghĩa vụ công an; bị tạm giam; chết…
Bị sa thải hay tự nghỉ có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
Trùy trường hợp bị sa thải ra sao; hay tự nghỉ như thế nào sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Không phải ai nghỉ việc cũng được hưởng BHTN. Khoản 1 điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định; người lao động đóng BHTN được hưởng trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; trừ trường hợp “đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật”.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật là tự ý chấm dứt hợp đồng mà không tuân thủ quy định về thời hạn báo trước và không thuộc trường hợp được phép đơn phương chấm dứt.
Như vậy; nếu người lao động bị sa thải hoặc tự ý nghỉ việc đúng quy định thì có quyền hưởng BHTN. Nếu tự ý nghỉ việc mà vi phạm quy định về thời hạn báo trước hoặc không thuộc một trong 7 trường hợp dưới đây; thì người lao động không được hưởng BHTN.
7 trường hợp người lao động được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng:
- Không được bố trí đúng công việc; địa điểm làm việc; hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận.
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn.
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi; đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc.
- Đủ tuổi nghỉ hưu.
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực; làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng.
Thời hạn nộp hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp sau khi nghỉ việc?
Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng; nếu người lao động không nộp hồ sơ hoặc hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp, người này có thể bị chấm dứt, không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
Người lao động sau khi nghỉ việc cần nộp hồ sơ đề nghị hưởng BHTN gồm: đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu); sổ bảo hiểm xã hội; bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ: hợp đồng lao động đã hết hạn; giấy xác nhận chấm dứt hợp đồng lao động (đối với công việc theo mùa vụ hoặc có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng); quyết định thôi việc, sa thải; quyết định kỷ luật buộc thôi việc; thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
Người lao động nộp hồ sơ trực tiếp tại trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương nơi muốn nhận trợ cấp. Đến ngày hẹn ghi trong phiếu, người lao động đến nhận quyết định hưởng trợ cấp. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, người lao động phải tới cơ quan bảo hiểm xã hội nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên. Hàng tháng, người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm theo quy định.
Câu hỏi thường gặp
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một loại bảo hiểm xã hội; hỗ trợ người lao động giải quyết tình trạng thất nghiệp. Trong thời gian người lao động chưa kiếm được việc làm; các chế độ của BHTN sẽ hỗ trợ một phần thu nhập; tạo cơ hội cho người lao động học nghề và tìm kiếm công việc mới.
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc gồm hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định như trên; thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
7 trường hợp người lao động được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng:
Không được bố trí đúng công việc; địa điểm làm việc; hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận.
Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn.
Bị người sử dụng lao động ngược đãi; đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.
Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc.
Đủ tuổi nghỉ hưu.
Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực; làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Bị sa thải hay tự nghỉ có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.
Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua
Hotline: 0833102102
Xem thêm: Chuyển nhân viên làm việc khác so với công việc được nêu hợp đồng có được không?