Hiện nay hầu hết các tỉnh thành đều đổi sang sử dụng căn cước công dân gắn chip mới. Đây sẽ là hình thức quản lý dân cư thay cho những giấy tờ như: sổ hộ khẩu trước đây. Đi cùng với việc thay đổi căn cước công dân thì nhiều người sẽ phải thay đổi thông tin trên một số giấy tờ để trùng với thông tin trên căn cước công dân hiện tại. Có nhiều độc giả đã đặt câu hỏi cho Luật sư X xoay quanh vấn đề “Bị phạt 7 triệu đồng nếu chậm khai báo căn cước công dân mới”. Để trả lời câu hỏi này Luật sư X mời các bạn đón đọc bài viết dưới đây. Mong rằng sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 125/2020/NĐ-CP
Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì?
Thẻ căn cước công dân gắn chip còn được gọi là thẻ căn cước điện tử e-ID là một loại giấy tờ tùy thân của cá nhân, thay thế cho CMND cũ và thẻ CCCD mã vạch.
Theo quy định, từ 1/1/2021 toàn bộ thẻ CMND/thẻ CCCD cũ khi được cấp lại hoặc cấp mới cho người dân sẽ được thay thế bằng thẻ căn cước điện tử mới
Thẻ CCCD gắn chip đóng vai trò như một thiết bị dùng để nhận diện, xác thực danh tính của cá nhân và có thể dùng để truy cập tra cứu thông tin của công dân chủ sở hữu trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Hiện nay thẻ căn cước điện tử đã được tích hợp thêm nhiều dịch vụ tiện ích về bảo hiểm, ngân hàng, bằng lái xe, sổ hộ khẩu và nhiều giấy tờ cá nhân quan trọng giúp công dân có thể thực hiện các thủ tục hành chính dễ dàng, chính xác và hiệu quả.
Có bắt buộc đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip?
Căn cứ theo Thông tư số 06/2021/TT-BCA ban hành ngày 23/1/2021 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip thì đối tượng áp dụng là công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân.
Mặt khác, tại Khoản 2, Điều 4, Thông tư số 06/2021/TT-BCA quy định thẻ CCCD đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD gắn chip theo quy định. Trường hợp công dân bắt buộc phải đổi là trường hợp có CMND 9 số, CMND 12 số và CCCD mã vạch hết hạn, hỏng mới nằm trong diện bắt buộc phải đổi sang CCCD mới.
Như vậy, công dân không bắt buộc phải đổi sang thẻ CCCD gắn chip khi thẻ CCCD mã vạch/CMND 12 số vẫn còn hạn sử dụng và không bị hỏng. Điều này đồng nghĩa là sẽ có 12 loại giấy tờ chứng minh công dân cùng tồn tại là: CMND 09 số, CMND 12 số, CCCD mã vạch và CCCD gắn chip.
Số thẻ căn cước công dân gắn chip có thay đổi không?
Đối với công dân đã có CCCD mã vạch 12 số được cấp theo quy định tại Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước công dân 2014 thì khi đổi sang thẻ căn cước điện tử thì số thẻ CCCD gắn chip 12 số sẽ vẫn được giữ nguyên.
Còn đối với trường hợp người dân đổi từ CMND 09 số được cấp theo Quyết định 998/2001/QĐ-BCA(C11) ngày 10/10/2001 sang thẻ CCCD có gắn chip thì sẽ được cấp số thẻ CCCD mới có 12 số cũng chính là dãy mã số định danh cá nhân của công dân.
Trong trường hợp này, cơ quan Công an nơi cấp thẻ CCCD gắn chip cho công dân sẽ đồng thời cấp một giấy xác nhận về việc thay đổi số CMND để người dân có thể thực hiện các giao dịch mới có liên quan đến số CMND cũ (9 số) vẫn có thể được thực hiện bình thường và không bị ảnh hưởng.
Như vậy, về cơ bản việc đổi sang thẻ căn cước điện tử sẽ không làm ảnh hưởng đến các giấy tờ khác của công dân.
Bị phạt 7 triệu đồng nếu chậm khai báo căn cước công dân mới?
Với sự ra đời của Luật căn cước công dân 2014 thì từ ngày 01/01/2020, việc cấp thẻ CCCD sẽ được thực hiện trên cả nước. Tính đến thời điểm này, nhiều người đã hoàn tất việc chuyển đổi từ CMND sang CCCD. Mà số CMND hay số CCCD lại là một trong những nội dung bắt buộc phải kê khai khi đăng ký thuế. Do đó, khi thực hiện thủ tục đăng ký thuế thuộc trường hợp đã đổi số CCCD thì phải có nghĩa vụ thông báo cho cơ quan thuế.
Cụ thể, các đối tượng có nghĩa vụ thực hiện ở đây là người nộp thuế thuộc trường hợp phải đăng ký thuế theo khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 (được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC) và người này đã thay đổi số CCCD, trừ 03 trường hợp được liệt kê tại khoản 6 Điều 11 Nghị định 125/2020/NĐ-CP gồm:
– Cá nhân không kinh doanh đã được cấp mã số thuế thu nhập cá nhân chậm thay đổi thông tin về CMND khi được cấp thẻ CCCD.
– Cơ quan chi trả thu nhập chậm thông báo thay đổi thông tin về CMND khi người nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân ủy quyền quyết toán thuế được cấp thẻ CCCD.
– Thông báo thay đổi thông tin trên hồ sơ đăng ký thuế về địa chỉ người nộp thuế quá hạn do thay đổi địa giới hành chính.
Thời hạn thông báo thay đổi thông tin cho cơ quan thuế được ghi nhận tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 126/2020/NĐ-CP. Theo đó, người nộp thuế là cá nhân khi thay đổi thông tin về giấy CMND, thẻ CCCD, hộ chiếu thì ngày phát sinh thông tin thay đổi là 20 ngày (riêng các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo là 30 ngày) kể từ ngày ghi trên giấy chứng minh nhân dân, thẻ CCCD, hộ chiếu.
Như vậy, nếu chậm thực hiện, hoặc không thực hiện thông báo số CCCD khi chuyển đổi từ CMND cho cơ quan thuế thì sẽ phải chấp nhận các hình thức xử phạt hành chính được quy định tại Điều 11 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
- Trường hợp thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn nhưng không làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế, hoặc thông báo mã số thuế:
- Phạt cảnh cáo nếu quá thời hạn quy định từ 01 – 30 ngày và có tình tiết giảm nhẹ;
- Phạt từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng nếu quá thời hạn quy định từ 01 – 30 ngày và không có tình tiết giảm nhẹ;
- Phạt từ 01 – 03 triệu đồng nếu quá thời hạn quy định từ 31 – 90 ngày;
- Phạt từ 03 – 05 triệu đồng nếu quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
- Trường hợp thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế, hoặc thông báo mã số thuế:
- Phạt cảnh cáo nếu quá thời hạn quy định từ 01 – 10 ngày và có tình tiết giảm nhẹ;
- Phạt từ 01 – 03 triệu đồng nếu quá thời hạn quy định từ 01 – 30 ngày và không có tình tiết giảm nhẹ;
- Phạt từ 03 – 05 triệu đồng nếu quá thời hạn quy định từ 31 – 90 ngày;
- Phạt từ 05 – 07 triệu đồng nếu quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên và thêm hành vi không thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế.
So với Nghị định 129/2013/NĐ-CP trước đây, Điều 5 của Nghị định 129 quy định hành vi này chỉ bị phạt tiền từ 400.000 – 1.000.000 đồng khi quá thời hạn thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế từ 01 ngày đến 30 ngày, nặng hơn là bị phạt từ 800.000 – 2.000.000 nếu quá thời hạn trên 30 ngày. Tuy nhiên hiện nay, mức phạt này đã tăng lên gấp 3 – 3,5 lần so với quy định cũ.
Tóm lại, từ ngày 05/12/2020 khi Nghị định 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực, cá nhân là các đối tượng có nghĩa vụ thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế khi đổi từ CMND sang CCCD phải có nghĩa vụ thông báo đến cơ quan thuế. Nếu không thực hiện thì sẽ bị phạt cao nhất đến 07 triệu đồng.
Mời bạn xem thêm
- Hướng dẫn sử dụng CCCD gắn chip thay thế cho sổ hộ khẩu nhanh
- Sổ hộ khẩu bị thu hồi có làm CCCD được không?
- Làm thẻ CCCD gắn chip mà mất dấu vân tay phải làm sao?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Bị phạt 7 triệu đồng nếu chậm khai báo căn cước công dân chúng tôi cung cấp dịch vụ đổi tên căn cước công dân Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Bị phạt 7 triệu đồng nếu chậm khai báo căn cước công dân mới”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý về soạn thảo mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu… thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp
Với sự ra đời của Luật căn cước công dân 2014 thì từ ngày 01/01/2020, việc cấp thẻ CCCD sẽ được thực hiện trên cả nước. Tính đến thời điểm này, nhiều người đã hoàn tất việc chuyển đổi từ CMND sang CCCD. Mà số CMND hay số CCCD lại là một trong những nội dung bắt buộc phải kê khai khi đăng ký thuế. Do đó, khi thực hiện thủ tục đăng ký thuế thuộc trường hợp đã đổi số CCCD thì phải có nghĩa vụ thông báo cho cơ quan thuế.
Trường hợp thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn nhưng không làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế, hoặc thông báo mã số thuế:
Phạt cảnh cáo nếu quá thời hạn quy định từ 01 – 30 ngày và có tình tiết giảm nhẹ;
Phạt từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng nếu quá thời hạn quy định từ 01 – 30 ngày và không có tình tiết giảm nhẹ;
Phạt từ 01 – 03 triệu đồng nếu quá thời hạn quy định từ 31 – 90 ngày;
Phạt từ 03 – 05 triệu đồng nếu quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
Trường hợp thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế, hoặc thông báo mã số thuế:
Phạt cảnh cáo nếu quá thời hạn quy định từ 01 – 10 ngày và có tình tiết giảm nhẹ;
Phạt từ 01 – 03 triệu đồng nếu quá thời hạn quy định từ 01 – 30 ngày và không có tình tiết giảm nhẹ;
Phạt từ 03 – 05 triệu đồng nếu quá thời hạn quy định từ 31 – 90 ngày;
Phạt từ 05 – 07 triệu đồng nếu quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên và thêm hành vi không thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế.
Cụ thể, các đối tượng có nghĩa vụ thực hiện ở đây là người nộp thuế thuộc trường hợp phải đăng ký thuế theo khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 (được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC) và người này đã thay đổi số CCCD, trừ 03 trường hợp được liệt kê tại khoản 6 Điều 11 Nghị định 125/2020/NĐ-CP gồm:
– Cá nhân không kinh doanh đã được cấp mã số thuế thu nhập cá nhân chậm thay đổi thông tin về CMND khi được cấp thẻ CCCD.
– Cơ quan chi trả thu nhập chậm thông báo thay đổi thông tin về CMND khi người nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân ủy quyền quyết toán thuế được cấp thẻ CCCD.
– Thông báo thay đổi thông tin trên hồ sơ đăng ký thuế về địa chỉ người nộp thuế quá hạn do thay đổi địa giới hành chính.