Thăm nuôi con là một trong những quyền cơ bản của cha mẹ; đối với con cái sau khi ly hôn. Tuy nhiên, hiện nay có không ít các trường hợp vợ chồng; sau khi ly hôn, vì một nguyên nhân nào đó, không muốn nửa bên kia gặp lại đứa con của mình. Vì vậy luôn tìm mọi cách để ngăn cản việc thăm nuôi con đối với con cái. Vậy, khi Bị ngăn cản khi thăm nuôi con sau ly hôn, cha mẹ nên làm gì ? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Quyền của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn
Quyền được chăm sóc nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn là một quyền chính đáng được pháp luật bảo vệ. Không một ai có quyền ngăn cản quyền nuôi dưỡng chăm sóc con cái của cha mẹ. Nội dung này được cụ thể tại khoản 1 điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc; nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Khi xảy ra tranh chấp về việc nuôi dưỡng con cái; tòa án sẽ căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện của mỗi bên trên cơ sở nguyện vọng; của con cái trong trường hợp con từ 7 tuổi để quyết định ai là người nuôi dưỡng con. Đối với con dưới 36 tháng tuổi thì quyền nuôi dưỡng được trao cho người mẹ. Tuy nhiên, không vì thế mà quyền của bên còn lại bị hạn chế các quyền đối với con cái.
Theo quy định tại khoản 3 điều 82 Luật hôn nhân gia đình 2014; quy định về quyền thăm nom con cái của cha mẹ như sau:
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền; nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Mặc dù quan hệ vợ chồng đã chấm dứt sau khi ly hôn; nhưng cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc nuôi dưỡng con cái mà không ai được ngăn cản. Vậy nếu quyền thăm nuôi con bi ngăn cản sau khi ly hôn thì cha mẹ phải làm gì ?
Bị ngăn cản khi thăm nuôi con sau ly hôn, cha mẹ nên làm gì ?
Thăm nuôi con sau khi ly hôn là quyền của cha mẹ và điều này; cũng được pháp luật ghi nhận. Trong trường hợp sau khi ly hôn; cha mẹ bị bên còn lại ngăn cản khi thăn nuôi con thì cha mẹ có thể giải quyết như sau:
1. Nhờ tổ trưởng dân phố chứng kiến và xác nhận vào đơn về việc; có đến thăm nom nhưng người kia gây khó khăn, cản trở.
2. Đến trường làm đơn xác nhận, xin sao chụp hồ sơ học bạ, sổ liên lạc… để minh chứng sức khỏe, hạnh kiểm và học lực của con
3. Làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án giải quyết cho thi hành; vấn đề thăm nom, chăm sóc con chung
Sau đó, cơ quan Thi hành án mời các bên đến làm việc; người trực tiếp chăm sóc sẽ cam kết về việc tạo mọi điều kiện cho người kia được thăm con; không gây khó nữa. Nội dung này được ghi vào biên bản, có ký tên đóng dấu của cơ quan thi hành án.
Nhưng nếu người trực tiếp chăm sóc con không thực hiện đúng những gì đã thỏa thuận; thì bên không trực tiếp chăm sóc được quyền gửi đơn đến Tòa án; xin thay đổi người trực tiếp nuôi con. Với những chứng cứ và quy trình đã làm, Tòa án có thể chấp nhận yêu cầu của người nộp đơn; quyết định cho thay đổi người nuôi con một cách thuyết phục
Mời bạn xem thêm
Ngăn cản khi cha mẹ thăm nuôi con sau ly hôn có thể bị xử lý thế nào ?
Quyền thăm con là quyền của cha, mẹ được pháp luật bảo vệ. Nếu người khác xâm phạm quyền này thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, cụ thể:
Theo quy định tại điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi ngăn cản, quyền thăm nuôi của ông bà, cha mẹ đối với con cái như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn
chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
Như vậy, khi thực hiện hành vi ngăn cản việc cha mẹ thăm nuôi con cái thì hành vi này có thể bị xử phạt lên đến 300.000.000 đồng. Khi cha mẹ, gặp trường hợp này có thể sử dụng cách giải quyết như trên để có thể thực hiện việc thăm nuôi con cái.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Bị ngăn cản khi thăm nuôi con sau ly hôn, cha mẹ nên làm gì ?“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833102102
Câu hỏi liên quan
Trường hợp bố, mẹ đều không đủ điều kiện nuôi dưỡng, quyền nuôi con sẽ được trao cho người giám hộ do Tòa án chỉ định. Đối với con dưới 36 tháng tuổi quyền nuôi dưỡng con được giao cho người mẹ và bên còn lại phải có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định.
Chỉ khi không thể thỏa thuận được, Tòa án mới áp dụng mức cấp dưỡng cho các bên. Trên thực tế, Toà án thường ấn định mức cấp dưỡng dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.
Đơn khởi kiệ yêu cầu giải quyết quyền nuôi con.
Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bản sao có chứng thực).
Bản sao giấy khai sinh của con.
Các tài liệu chứng minh về khả năng kinh tế để đảm bảo giành quyền nuôi con.