Chào Luật sư, chị gái tôi mới bị một nhóm lừa đảo trên mạng lừa một số tiền khá lớn. Luật sư cho tôi hỏi Bị lừa vay tiền online có lấy lại được không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Bị lừa vay tiền online có lấy lại được không? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Các chiêu thức lừa đảo vay tiền online
Lừa đảo vay tiền qua app để chiếm đoạt tiền
Chiêu thức thứ 1 của hình thức lừa đảo này thường là các đối tượng mời chào vay vốn với hạn mức cao, lãi suất thấp, thời gian giải ngân chỉ trong 1 giờ để thu hút khách hàng.
Sau đó, các đối tượng yêu cầu khách hàng cài đặt ứng dụng cho vay online để đăng ký hồ sơ khoản vay và gửi thông báo phê duyệt vay. Tuy nhiên, ngay sau khi đăng ký, các đối tượng sẽ thông báo lỗi giải ngân và yêu cầu nộp tiền để xử lý khoản vay.
Nếu khách hàng không đồng ý nộp tiền thì sẽ bị đe dọa là thủ tục đã được phê duyệt nên dù chưa nhận tiền vẫn sẽ bị nhắc nợ.
Nếu khách hàng nộp tiền, các đối tượng sau khi nhận được tiền sẽ chặn mọi thông tin liên lạc và chiếm đoạt số tiền này. Khiến nhiều người bị lừa đau đầu tìm kiếm bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao.
Chiêu thức lừa đảo thứ 2 có thể kể đến là yêu cầu khách hàng thanh toán phí hồ sơ và bảo hiểm. Đối tượng sẽ yêu cầu khách hàng thanh toán một khoản phí là phí hồ sơ hoặc bảo hiểm để được hỗ trợ khoản vay. Sau khi thuyết phục được khách hàng chuyển tiền, các đối tượng sẽ chiếm dụng số tiền đó và chặn mọi liên lạc.
Lừa đảo cho vay tiền qua app với lãi suất cao
Chiêu thức lừa đảo vay tiền qua app với lãi suất “cắt cổ” đó là tín dụng đen “núp bóng” app cho vay tiền.
Theo đó, các đối tượng mời gọi khách hàng vay tiền với những lời quảng cáo hấp dẫn như: hạn mức cao, lãi suất thấp, giải ngân nhanh chóng… để đối tượng làm thủ tục vay.
Sau khi vay, tiền lãi sẽ bị trừ thẳng vào số tiền nhận được. Sau đó người vay phải thanh toán số tiền gốc còn lại trong thời gian ngắn. Nếu không số tiền sẽ được nhân lên 1.570 – 2.190%/năm. Khiến những người không biết bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao phải chịu cảnh nợ nần.
Vay nhiều app
Hình thức phạm tội của các đối tượng này chính là các đối tượng sẽ dụ dỗ nạn nhân vay tiền trên 1 app.
Sau khi giải ngân, khách hàng sẽ không nhận được toàn bộ số tiền vay mà chỉ nhận được 1 ít tiền hoặc không nhận được đồng nào. Thường những đối tượng bị dụ là những người không có nhiều hiểu biết về vay tài chính và bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao.
Đến khi khách hàng không thể chi trả, đối tượng sẽ dụ dỗ nạn nhân vay tiền trên app khác để trả nợ cũ. Cứ như thế, khách hàng sẽ bị vướng vào một vòng luẩn quẩn với một đống nợ.
Bị lừa vay tiền online có lấy lại được không?
Hiện nay, có rất nhiều người đã trở thành nạn nhân của các hình thức lừa đảo khi vay tiền qua app, mặc dù là bên đi vay tiền nhưng lại phải chuyển tiền cho bên cho vay. Và khi đã chuyển tiền cho bên cho vay thì khả năng lấy lại được tiền là rất thấp. Người bị lừa đảo có thể làm đơn trình báo đến cơ quan công an nhưng vì thông tin khá hạn chế và đều không phải là thông tin thật nên cơ quan công an cũng gặp khó khăn trong quá trình điều tra.
Những hành vi lừa vay tiền qua app sẽ bị xử lý như thế nào?
Tùy vào mục đích và hành vi mà cơ quan chức năng sẽ định các tội danh khác nhau:
* Hành vi lừa vay tiền qua app để chiếm đoạt tiền
Đối với hành vi này, dựa vào mức độ và tính chất, chủ thể thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính từ 2 – 3 triệu đồng theo Nghị định 144/2021. Hoặc có thể bị xử lý hình sự nếu đủ cấu thành “Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Theo đó, mức phạt cao nhất thể lên tới 20 năm tù hoặc chung thân nếu tài sản có giá trị lớn.
* Hành vi lừa vay tiền qua app với mức lãi suất cao quá mức cho phép
Để định tội đối với tội danh này thì phải dựa trên mức lãi suất tối đa theo quy định của Bộ luật dân sự. Chủ thể có thể xử lý hình sự nếu cho vay vượt mức lãi suất cho phép (trên 20%/năm). Tội danh trong trường hợp này là “ Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự”
Mời bạn xem thêm:
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Bị lừa vay tiền online có lấy lại được không?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về vấn đề giấy uỷ quyền xác nhận độc thân hãy liên hệ 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Một là, Gọi điện thoại đến đường dây nóng của Cục cảnh sát hình sự để tố cáo, số điện thoại: 0692348560
Hai là, Phản ánh đến trung tâm xử lý tin giả Việt Nam thông qua website: http://tingia.gov.vn hoặc số hotline 18008108
Ba là, Làm đơn tố cáo gửi trực tiếp đơn cơ quan công an hoặc gửi qua bưu điện.
Thủ tục trình báo công an:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ, thu thập bằng chứng, chứng cứ nhiều nhất có thể như những tin nhắn trao đổi, biên lai chuyển tiền, các thông tin của đối tượng lừa đảo như số tài khoản, số điện thoại, số chứng minh nhân dân mà chúng đã cung cấp, địa chỉ thường trú, facebook, zalo, hình ảnh nếu có. Sau đó, chuẩn bị các hồ sơ như sau:
Đơn trình báo
Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân của người gửi đơn
Bản sao có công chứng sổ hộ khẩu của người gửi đơn
Chứng cứ kèm theo để chứng minh ( Video, hình ảnh để chứng minh như đã nêu trên)
Bước 2: Gửi tất cả hồ sơ, tài liệu đến cơ quan công an cấp xã hoặc công an cấp huyện
Lưu ý: Thời gian để giải quyết đơn tố cáo là 45 ngày, sau 45 ngày nếu không nhận được phản hồi gì từ cơ quan có thẩm quyền người dân có thể làm thủ tục khiếu nại đến thủ trưởng cơ quan.
Trường hợp khi vay tiền qua app nhưng bên cho vay tiền không đạt được mục đích là chiếm đoạt tài sản từ người vay tiền thì những đối tượng này sẽ dùng các thủ đoạn là đăng thông tin sai sự thật nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm của người vay tiền. Khi đó người vay tiền có thể đăng tải các thông tin để đính chính các nội dung mà bên cho vay đã đăng tải cũng như cảnh tỉnh những người khác để không gặp phải trường hợp tương tự. Đồng thời gửi đơn trình báo đến cơ quan công an để được xem xét xử lý, nếu có thông tin thì cơ quan công an sẽ giải quyết.
Nếu chỉ được giải ngân tiền vào ví trên app mà người vay tiền chưa rút về tài khoản ngân hàng chính chủ của mình thì tức là tài sản vay chưa được bên cho vay bàn giao cho bên vay. Do đó sẽ chưa phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên nên bên vay sẽ không phải trả số tiền này.