Mặc dù Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực, song vẫn còn rất nhiều vấn đề liên quan đến người lao động mà nhiều người quan tâm. Người lao động bị đuổi việc vô lý là một trong những vấn đề nóng. Vậy bị đuổi việc vô lý thì người lao động nên làm gì để đòi quyền lợi? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Xin chào Luật sư X, vào đầu năm 2021 tôi có bị công ty đuổi việc với lý do bị tai nạn và đã nghỉ tạ nhà 4 tháng chưa đi làm được. Luật sư cho tôi hỏi, với trường hợp này công ty cho tôi nghỉ việc có đúng không ạ? Tôi cần làm gì để đòi quyền lợi cho mình?
Xin cảm ơn Luật sư!
Cơ sở pháp lý
Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019
Nghị định 24/2018/NĐ-CP
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Nội dung tư vấn
Chúng ta cần thẳng thắn với nhau rằng, trong quan hệ lao động, người lao động thường là bên yếu thế hơn và phụ thuộc nhiều vào người sử dụng lao động. Do đó, tình trạng doanh nghiệp tự ý đuổi việc nhân viên của mình khá phổ biến. Vậy khi bị đuổi việc vô lý, người lao động nên làm gì để đòi lại quyền lợi? Doanh nghiệp được “đuổi việc” nhân viên trong trường hợp nào?
Người lao động là gì?
Người lao động được hiểu là người làm việc( nhân viên) cho người sử dụng lao động (sếp theo thỏa thuận; được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động theo quy định.
Người sử dụng lao động là gì?
Người sử dụng lao động (Sếp) là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, ca nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Bị đuổi việc vô lý thì người lao động nên làm gì để đòi quyền lợi?
Thế nào là hành vi đuổi việc?
“Đuổi việc” chỉ là ngôn ngữ chúng ta thường nói. Theo quy định của Bộ luật Lao động, hành vi đuổi việc người lao động được hiểu là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.
Trường hợp nào người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
Căn cứ theo Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019, thì người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau:
Thứ nhất, người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động.
Thứ hai, người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị trong thời gian quy định mà khả năng lao động chưa hồi phục:
+ 12 tháng liên tục: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
+ 06 tháng liên tục: Hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 – 36 tháng.
+ Quá nửa thời hạn hợp đồng: Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.
Thứ ba, do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước mà đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc.
Thư tư, người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc sau thời gian mà các bên đã thỏa thuận liên quan đến vấn đề này.
Thứ năm, người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thứ sáu, người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
Thứ bảy, người lao động cung cấp không trung thực thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
Lưu ý khi đuổi việc người lao động?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019 và Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP; để “đuổi việc” người lao động hợp pháp, doanh nghiệp còn phải đảm bảo thủ tục báo trước đối với các trường hợp (1), (2), (3), (5), (7) theo thời hạn như sau:
* Với công việc bình thường:
– Ít nhất 45 ngày: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
– Ít nhất 30 ngày: Hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 – 36 tháng.
– Ít nhất 03 ngày làm việc: Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng và trường hợp (2).
* Với công việc đặc thù như thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên khai thác bay, người quản lý doanh nghiệp,…:
– Ít nhất 120 ngày: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng.
– Ít nhất bằng ¼ thời hạn của hợp đồng: Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.
Trong khi đó, với trường hợp (4) và (6), doanh nghiệp có thể đuổi việc người lao động ngay tức khắc mà không cần báo trước.
Bị đuổi việc vô lý, người lao động phải làm gì?
Nếu bạn không thuộc các trường hợp trên mà doanh nghiệp lại tự ý đuổi việc người lao động; thì đây được coi là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Theo đó, người lao động (nhân viên công ty) có thể thực hiện theo một trong các cách sau để đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình một cách nhanh nhất:
Cách 1: Khiếu nại
Căn cứ: Nghị định 24/2018/NĐ-CP
– Khiếu nại lần đầu: Tới người sử dụng lao động.
Nếu người sử dụng lao động không giải quyết hoặc người lao động không đồng ý; với việc giải quyết của người sử dụng lao động thì khiếu nại lần hai; hoặc trực tiếp khởi kiện tại Tòa án.
– Khiếu nại lần hai: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
+ Thời hiệu khiếu nại: Trong 30 ngày (45 ngày với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn), kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu, người lao động có quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
+ Thời hạn thụ lý: Trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại
+ Thời hạn giải quyết: Không quá 45 ngày (60 ngày với vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý; ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn là không quá 60 ngày (90 ngày với vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý.
Nếu không được giải quyết đúng thời hạn; hoặc không đồng ý với việc giải quyết, người lao động có thể khởi kiện tới Tòa án.
Cách 2: Hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động
Căn cứ Điều 188 BLLĐ năm 2019, các bên không bắt buộc phải thực hiện theo cách này; để giải quyết tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, các bên có thể lựa chọn cách này hoặc không.
Cách 3: Khởi kiện trực tiếp tới Tòa án
Thay vì khiếu nại hoặc hòa giải, người lao động bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; có thể trực tiếp khởi kiện tới Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự; về hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật của người sử dụng lao động; mà không cần hòa giải theo Điều 188.
Người lao động sẽ thực hiện việc khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật.
Mức bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động trái luật
Theo quy định khi một bên đơn chấm dứt hợp đồng lao động trái luật; thì phải có trách nhiệm bồi thường các tổn hại về vật chất và tinh thần cho bên còn lại.
Từ năm 2021, khi Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực; mức bồi thường này được quy định như thế nào?
Cụ thể như sau:
Đối với người sử dụng lao động
Tùy vào từng trường hợp mà mức bồi thường sẽ là khác nhau. Cụ thể:
– Trường hợp 1: Nhận lại người lao động vào làm việc, NSDLĐ phải:
- Trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; trong những ngày người lao động không được làm việc;
- Trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương; trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước);
- Trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.
– Trường hợp 2: Người lao động không muốn làm việc, NSDLĐ phải trả:
- Các khoản tiền như ở trường hợp 1;
- Trợ cấp thôi việc cho người lao động.
– Trường hợp 3: Người sử dụng lao động không muốn nhận lại và người lao động đồng ý, thì phải trả:
- Các khoản tiền ở trường hợp 2;
- Thỏa thuận về việc bồi thường thêm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.
Đối với người lao động bị đuổi việc vô lý
Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật, người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động những khoản tiền sau:
- Nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ;
- Khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước; nếu vi phạm thời hạn báo trước;
- Chi phí đào tạo (trường hợp người lao động được đào tạo nghề từ kinh phí của NSDLĐ).
Ngoài những khoản bồi thường theo phân tích ở trên; mức bồi thường trong thực tế còn phụ thuộc vào những quy định cụ thể trong hợp đồng lao động và thỏa thuận của các bên.
Câu hỏi thường gặp:
– NSDLĐ tự ý chấm dứt HĐLĐ khi người lao động đang thực hiện nghĩa vụ quân sự;
– NSDLĐ tự ý chấm dứt HĐLĐ khi người lao động mang thai hoặc đang nghỉ thai sản;
– NSDLĐ tự ý chấm dứt hợp đồng với người lao động đủ tuổi nghỉ hưu mà không báo trước;
– Người lao động tự chấm dứt hợp đồng không báo trước mà không có lý do…
Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
– Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
– Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp; và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
– Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
– Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
– Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
– Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Bị đuổi việc vô lý thì người lao động nên làm gì để đòi quyền lợi? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102.