Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Sở Hữu Trí Tuệ

Bị đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ, gạo ST25 của Việt Nam có nguy cơ bị ”cướp” trắng

Vũ Hà Trang by Vũ Hà Trang
Tháng 12 19, 2021
in Luật Sở Hữu Trí Tuệ
0

Có thể bạn quan tâm

Điều kiện đăng ký quyền tác giả là gì?

Hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp năm 2024

Mẫu tờ khai sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu mới nhất hiện hành

Sơ đồ bài viết

  1. Nguồn gốc gạo ST25
  2. Giống lúa “ST25” đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam
  3. Vậy dấu hiệu gạo “ST25” có thể đăng ký dưới dạng nhãn hiệu?
  4. Hồi chuông cảnh tỉnh cho doanh nghiệp Việt
  5. Câu hỏi thường gặp

‘Chậm chân’ trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở thị trường Mỹ; gạo ST25 nổi tiếng của Việt Nam đã bị 4 doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Mỹ; trong khi Mỹ hiện đang là thị trường tiêu thụ chính gạo ST25 của Việt Nam. Liệu việc này có ảnh hưởng đến xuất khẩu loại gạo ngon nhất, nhì thế giới này?

Căn cứ pháp lý:

– Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2019

Nguồn gốc gạo ST25

Lịch sử gạo ST25

Kỹ sư nông học Hồ Quang Cua cho biết; từ một lần ông đi thăm đồng cách đây hơn 20 năm; khi mà Thái Lan đã có 2 giống lúa gạo ngon được mệnh danh là hạt vàng; trong khi Việt Nam chúng ta lại chưa có giống lúa gạo nào được công nhận.

Từ đó, ông nghiên cứu giống lúa thơm cho Việt Nam tại Sóc Trăng từ giống lúa lạ VD20. Nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập đầy đủ các giống lúa ngon từ Bắc, Trung; Nam; cho đến các nước như: Thái Lan, Đài Loan, Bangladesh, IRRI (Viện Nghiên cứu lúa quốc tế);… Sau đó lai tạo thành các tổ hợp, phức hợp từ các giống bố mẹ; rồi tiếp tục chọn lọc và rút kinh nghiệm rồi lại xây dựng; lai các tổ hợp mới. Kiên trì nghiên cứu, kỹ sư Hồ Quang Cua và đồng sự cũng đã tìm ra giống lúa tốt bắt đầu từ năm 2009; sau đó được công nhận, đoạt giải thưởng Bông lúa vàng.

Tiếp tục, các giống lúa thuộc tổ hợp lai được chọn lọc thêm 6 năm nữa; rồi trồng khảo nghiệm đến năm 2016 cho ra đời giống ST24; và thành công mỹ mãn nhất là giống lúa ST25. Năm 2018, giống này lại đoạt giải trong Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ 3. Được Hiệp hội Lương thực Việt Nam tuyển chọn dự thi quốc tế lần thứ 11 ở Manila từ 10/11 – 13/11. Kết quả cả hai cùng lọt vào top đầu thế giới; và giống lúa ST25 đã được ban giám khảo chọn để trao giải nhất của cuộc thi này.

Tra cứu nhãn hiệu ST25

Khi tra cứu cụm từ khóa “ST25” thì đã có 4 đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ; chủ yếu là của các đơn vị kinh doanh và phân phối gạo. Có thể ông Hồ Quang Cua không trực tiếp là người nộp đơn đăng ký; nhưng đã cho phép những đơn vị phân phối loại gạo này được đứng tên để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “ST25”.

Bạn đọc quan tâm đến vấn đề này, mời tham khảo bài viết: Tra cứu nhãn hiệu “ST25”

Giống lúa “ST25” đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

Theo tra cứu và tìm hiểu; giống lúa có tên ST25 này đã được cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng số 21.VN.2020 theo Quyết định số 45/QĐ-TT-VPBH ngày 06/03/2020 của Cục trưởng Cục Trồng trọt; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó, chủ Bằng bảo hộ của giống lúa ST25 là Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí; và tác giả giống lúa ST25 là các ông/bà Hồ Quang Cua, Trần Tấn Phương, Nguyễn Thị Thu Hương.

Phải hiểu rõ rằng, việc bảo hộ của nhà nước theo “Bằng bảo hộ giống cây trồng số 21.VN.2020” là đối với bản thân lúa giống, cấp cho giống cây trồng. Chủ bằng có quyền tự mình hoặc cho phép người khác thực hiện các hành vi quy định tại Điều 186 Luật SHTT đối với vật liệu nhân giống chứ không phải là gạo. Bên cạnh đó, một điểm cần lưu ý là quyền cấp cho chủ bằng bảo hộ số 21.VN.2020 chỉ có hiệu lực ở Việt Nam (Khoản 1 Điều 169 Luật SHTT).

Vậy dấu hiệu gạo “ST25” có thể đăng ký dưới dạng nhãn hiệu?

Theo pháp luật Việt Nam

Cần phân biệt giữa giống cây trồng và sản phẩm gạo từ giống lúa đó. Gạo là nguồn sản phẩm thu được từ cây lúa. ST25 là tên của một loại gạo, chế biến từ thóc thu hoạch được từ giống lúa ST25. ST25 chính là tên gọi chung của một loại sản phẩm; nên bất kỳ cá nhân tổ chức nào kinh doanh sản phẩm này phải sử dụng đúng tên gọi đó.

Căn cứ điểm b Khoản 2 Điều 74 Luật SHTT:

“Điều 74. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu

2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến”

Tên hàng hóa bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, nhiều người biết đến sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt, không được đăng ký làm nhãn hiệu.

Như vậy, trong trường hợp trên, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, kể cả doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí cũng không thể được bảo hộ độc quyền dấu hiệu “ST25” cho sản phẩm gạo.

Theo pháp luật Hoa Kỳ

Về gạo “ST25”, hiện nay đã bị đăng ký nhãn hiệu bởi ít nhất năm doanh nghiệp tại Mỹ. Theo “Hướng dẫn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu” của Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO); thẩm định viên sẽ từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu đối với tên của một loại gạo mà trùng với “tên giống cây trồng” đã được bảo hộ tại một trong các nước có quan hệ thương mại với Hoa Kỳ. Như vậy, dấu hiệu gạo “ST25” không thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam và Hoa Kỳ cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.

Mỹ là một trong những quốc gia xây dựng pháp luật về Sở hữu trí tuệ theo nguyên tắc first-to-use trong việc bảo hộ nhãn hiệu; nên quyền sở hữu và đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ được ưu tiên cho người đầu tiên sử dụng nhãn hiệu chứ không phải người đầu tiên nộp đơn đăng ký.

Thuật ngữ sử dụng

Thuật ngữ “sử dụng” được hiểu là sử dụng thực tế trong thương mại, có thể giải thích như sau:

  • Đối với hàng hóa: khi nó được hiển thị trong bất cứ cách nào trên hàng hóa; trên bao bì hàng hóa; khi hàng hóa được bán hay vận chuyển trong thương mại.
  • Đối với dịch vụ: khi nó được sử dụng hoặc hiển thị trong việc bán; quảng cáo các dịch vụ tại Hoa Kỳ và nước ngoài.

Thuật ngữ “thương mại” được hiểu là các hoạt động trong thương mại Liên bang hoặc trong quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ với nước ngoài. Mặt khác, đối với hàng hóa; nếu nhãn hiệu chỉ được sử dụng ở nước ngoài mà không được sử dụng tại Hoa Kỳ hoặc chưa được sử dụng trong thực tế chủ sở hữu nhãn hiệu không có quyền đòi quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình tại Hoa Kỳ.

Vì nhãn hiệu ST25 đã bị các đơn vị tại Hoa Kỳ nộp đơn và chưa được cấp văn bằng bảo hộ. Đây đang là thời điểm “vàng” để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện thủ tục phản đối đơn. Nếu được cấp bằng độc quyền rồi thì việc kiện tụng sẽ tốn kém nhiều chi phí hơn và tỷ lệ thành công cũng thấp hơn.

Hồi chuông cảnh tỉnh cho doanh nghiệp Việt

Đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ là việc đầu tiên doanh nghiệp Việt Nam cần lưu tâm khi có ý định đầu tư hoặc hợp tác kinh doanh tại thị trường Mỹ. Tại vì, thực tế đã có rất nhiều các nhãn hiệu của Việt Nam như thuốc lá Vinataba; cafe Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc, gạo Nàng Hương,… đã bị đăng ký nhãn hiệu trước ở Mỹ. Không ít trường hợp đã phải mua lại nhãn hiệu của chính mình với giá cao; hoặc chấp nhận sử dụng một nhãn hiệu khác trên đất Mỹ.

Nhãn hiệu là “linh hồn” của mỗi doanh nghiệp trong quá trình phát triển, bởi thế mất nhãn hiệu không, bị đăng ký nhãn hiệu trước không chỉ mất đi lợi thế cạnh tranh mà còn mất uy tín, mất thị trường, khiến doanh nghiệp phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Vì vậy, trong khi nguồn lực hỗ trợ từ nhà nước còn có hạn thì các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu. Song song với việc xây dựng nhãn hiệu thì cũng cần có chiến lược bảo vệ; giữ gìn nhãn hiệu ở cả thị trường trong và ngoài nước.

Hi vọng, bài viết “Tra cứu nhãn hiệu Gạo ST25” này sẽ có ích đối với độc giả.

Hãy liên hệ Luật sư X khi có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký nhãn hiệu cần những giấy tờ gì?

– Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
– Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu) làm theo mẫu số: 04-NH (02 bản);
– Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên Tờ khai);
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
– Giấy ủy quyền nộp đơn, nếu có (01 bản);
– Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản);
– Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận còn phải có: Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu?

-Thời gian quy định thẩm định hình thức: 01 – 02 tháng kể từ ngày chủ sở hữu thương hiệu/nhãn hiệu nộp đơn đăng ký;
-Thời gian công bố thông tin đơn đăng ký trên Công báo của cục sở hữu trí tuệ là: 02 tháng;
-Thời gian thẩm định nội dung đối với thương hiệu/nhãn hiệu là: 09 – 12 tháng;
-Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký và công bố giấy chứng nhận đối với thương hiệu/nhãn hiệu là: 01 –  02 tháng kể từ ngày có thông báo về việc dự định cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu/nhãn hiệu.

Mua gạo ST25 ở đâu?

Địa chỉ: Số 2 Đội Cung, P11, Q11, TP HCM.
Số Hotline: 0979 326 146

Đánh giá bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Lịch sử gạo ST25Tình trạng pháp lý gạo ST25 tại MỹTra cứu nhãn hiệu ST25

Mới nhất

Điều kiện đăng ký quyền tác giả

Điều kiện đăng ký quyền tác giả là gì?

by Hương Giang
Tháng 3 11, 2024
0

Quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng có ý nghĩa rất lớn đối với...

Hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp năm 2024

by Hương Giang
Tháng mười một 29, 2023
0

Quyền sở hữu công nghiệp là một trong những quyền thuộc đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Đây...

Mẫu tờ khai sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu

Mẫu tờ khai sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu mới nhất hiện hành

by Trịnh Trang
Tháng 10 27, 2023
0

Nhãn hiệu là một trong các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, do đó để xác lập quyền đối...

Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền là bao nhiêu chuẩn 2023?

Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền là bao nhiêu chuẩn 2023?

by Trà Ly
Tháng 10 24, 2023
0

Để có thể nhận được Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu độc quyền thì người nộp đơn đăng ký...

Next Post
Thủ tục Góp vốn vào công ty ở Việt Nam của người nước ngoài

Thủ tục góp vốn vào công ty tại Việt Nam của người nước ngoài

Trộm cắp tài sản đối với người dưới 14 tuổi có bị truy cứu TNHS hay không?

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x