Nhân viên bị nợ lương là vấn đề không hề hiếm gặp. Vậy làm như thế nào khi gặp phải trường hợp bị công ty nợ lương. Người lao động phải “đòi” như thế nào cho chuẩn. Hãy cùng tìm hiểu với Luật sư X!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động năm 2019.
- Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Công ty nợ lương của nhân viên có được hay không?
Ở Việt Nam hiện nay, việc công ty nợ lương nhân viên không còn là chuyện hiếm gặp. Doanh nghiệp không trả lương không chỉ một, hai lần; mà thậm chí là nhiều lần với thời gian kéo dài; gây bức xúc cho người lao động. Vậy công ty có được nợ lương nhân viên hay không?
Câu trả lời là có. Công ty được nợ lương nhân viên nhưng chỉ trong một thời hạn nhất định. Bởi tiền lương ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hàng ngày của người lao động; do đó phải đảm bảo người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn. Nội dung này được ghi nhận cụ thể tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019:
“Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.”
Tuy nhiên, cũng có trường hợp người sử dụng lao động được phép chậm lương người lao động; đó là vì lý do bất khả kháng mà đã tìm mọi biện pháp khắc phục; nhưng không thể trả lương đúng hạn. Khi đó doanh nghiệp chỉ được chậm lương không quá 30 ngày.Căn cứ Khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019, nếu chậm lương từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền; ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng; do ngân hàng nơi mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Nếu công ty nợ tiền lương thì phải làm gì?
Công ty có được nợ lương của nhân viên; tuy nhiên, trường hợp không trả; thì trước hết người lao động nên nói chuyện; thảo luận với chính công ty để tìm hiểu nguyên nhân; và đưa ra phương án giải quyết. Đây là cách đòi nợ lương cơ bản nhất; nhưng không phải lúc nào cũng thành công.
Nếu không có kết quả thì người lao động có thể liên hệ với công đoàn để được giúp đỡ. Trường hợp xấu nhất thì hãy báo với các cơ quan chức năng để họ vào cuộc giải quyết; thậm chí là kiện công ty để đòi quyền lợi cho mình. Công ty nợ lương cố tình không trả sẽ bị xử phạt hành chính theo Khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:
“Điều 16. Vi phạm quy định về tiền lương
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; ……… theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Mức phạt tối đa lên đến 50 triệu đồng nếu công ty nợ lương của quá nhiều nhân viên. Vì vậy, nếu không may rơi vào cảnh bị công ty nợ lương, hãy cân nhắc đến phương án này nhé!
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư lao động của Luật sư X: 0833 102 102
Tại sao cần phải đăng ký sáng chế?
-Đăng ký bằng sáng chề mang lại sự đọc quyền giúp chủ sở hữu gia tăng lợi thế cạnh tranh, sức mạnh thâm nhập thị trường mới, kiếm được nhiều lơi nhuận hơn
-Tạo nguồn thu nhập mới bằng cách chuyển nhượng quyền sử dụng sáng chế
-Khi sở hữu bằng sáng chế thì có thể dễ dàng dàng huy động vốn và thu hút các nhà đầu tư tiềm năng do là hầu hết các nhà đầu tư mạo hiểm, chủ ngân hàng đầu tư và các nhà phân tích tài chính thừa biết giá trị độc quyền của bằng sáng chế.
-Do là khi có bằng sáng chế thì cơ bản có thể tạo giá trị cho nên ta có thể dễ dàng hợp tác với các đối tác chiến lược để thâm nhập vào thị trường mới, hoặc trong các vụ mua đi và sáp nhập thì nó sẽ giúp cho công ty niêm yết giá trên thị trường chứng khoán cao hơn, phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và bán với giá cao.
-Khi doanh nghiệp sở hữu bằng sáng chế sẽ truyền tải được tín hiệu đó là năng lực công nghệ cao hơn, khả năng sáng tạo cao hơn, hiệu suất hoạt động cao hơn trong chiến lược tiếp thị, quảng cảo và thương hiệu.
– Có vai trò quan trọng trong việc bán kết hợp, do là khi khách hàng đến mua một sản phẩm thường sẽ muốn mua thêm các sản phẩm liên quan khác, bằng sáng chế sẽ giúp thu hút khách bởi sự cải tiến, gia tăng doanh số (bảo hộ sản phẩm là một bộ phận cấu thành của một sản phẩm phức tạp hơn hoặc sản phẩm được bảo hộ độc quyền độc quyền sáng chế bán kèm với sản phẩm khác)
– Việc cấp bằng sáng chế giúp chủ sở hữu dễ dàng khai thác giá thị trường, được nhà nước xác nhận hợp pháp đối với sáng chế thì doanh nghiệp hay chủ sở hữu có thể dễ dàng tạo sự tin tưởng với khách hàng.