Trong thời bình cũng như thời chiến, xây dựng và bảo vệ quê hương là nghĩa vụ cao cả của mọi công dân, đặc biệt là giới trẻ. Thực tế, nhiều bạn trẻ đã trở nên mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn và sẵn sàng đối mặt, vượt qua những thử thách của cuộc sống trong quá trình học tập, rèn luyện trong môi trường quân đội. Hiện nay, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Bị bệnh tim có phải đi nghĩa vụ không? Người bị bệnh tim có được hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự? Khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì người bị bệnh tim cần mang theo những giấy tờ gì? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Bị bệnh tim có phải đi nghĩa vụ không?
Nghĩa vụ phục vụ trong quân đội là trách nhiệm của mọi công dân đối với quê hương. Nghia vụ này không phân biệt dân tộc, tầng lớp xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn và nghĩa vụ quân sự phải thực hiện đúng ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ đối với quê hương. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Bị bệnh tim có phải đi nghĩa vụ không, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định miễn gọi nhập ngũ (miễn tham gia nghĩa vụ quân sự) đối với những công dân sau đây:
– Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
– Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
– Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
– Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Theo đó bệnh tật không phải là cơ sở để được miễn nghĩa vụ quân sự theo quy định trên. Tuy nhiên bệnh tật là một trong những cơ sở được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 Luật này do không đủ sức khỏe để nhập ngũ.
Xét thêm ở Bảng số 3 Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về các bệnh được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:
1 | Tâm thần | (F20- F29) |
2 | Động kinh | G40 |
3 | Bệnh Parkinson | G20 |
4 | Mù một mắt | H54.4 |
5 | Điếc | H90 |
6 | Di chứng do lao xương, khớp | B90.2 |
7 | Di chứng do phong | B92 |
8 | Các bệnh lý ác tính | C00 đến C97; D00 đến D09; D45-D47 |
9 | Người nhiễm HIV | B20 đến B24, Z21 |
10 | Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng |
Như vậy, người bị bệnh tim cũng không thuộc vào các trường hợp được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Vì vậy mà người bị bệnh tim vẫn phải đăng ký nghĩa vụ quân sự và đi khám nghĩa vụ quân sự như bình thường.
Người bị bệnh tim có được hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự?
Mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ với đất nước ngay từ khi sinh ra, đặc biệt là nghĩa vụ quân sự. Nghĩa vụ quân sự không chỉ là nỗ lực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong hiện tại và tương lai mà còn là trách nhiệm bảo tồn nền hòa bình hiện tại. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Người bị bệnh tim có được hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Căn cứ vào Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ Quốc phòng ban hành như sau:
Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Căn cứ phân loại sức khỏe
Theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cách cho điểm
Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 – 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:
a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;
b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;
c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;
d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;
đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;
e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
…
4. Cách phân loại sức khỏe
Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
…
Căn cứ vào STT 101 Bảng số 2 Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về bệnh tim như sau:
101 | Bệnh tim: | |
– Bệnh tim bẩm sinh: | ||
+ Chưa gây rối loạn huyết động đáng kể | 5 | |
+ Có rối loạn về huyết động | 6 | |
+ Đã được can thiệp hoặc phẫu thuật trước 16 tuổi | 4 | |
– Bệnh van tim | 6 | |
– Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn | 6 | |
– Suy tim | 6 | |
– Viêm cơ tim và các bệnh cơ tim | 6 | |
– Thấp tim (thấp khớp cấp) và bệnh tim do thấp | 6 | |
– Các bệnh màng ngoài tim | 6 | |
– Các khối u tim | 6 |
Tuy người bị bệnh tim không thuộc vào các trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự nhưng khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì người bị bệnh tim sẽ được xếp vào sức khỏe loại 4, 5, 6.
Bên cạnh đó, căn cứ vào khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn tuyển quân tham gia nghĩa vụ quân sự như sau:
Tiêu chuẩn tuyển quân
3. Tiêu chuẩn sức khỏe:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
Như vậy, người bị bệnh tim được xếp vào sức khỏe loại 4, 5, 6 như đã nêu trên, mà theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP thì chỉ gọi nhập ngũ những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
Nên người bị bệnh tim sẽ thuộc vào các trường hợp được hoãn gọi nhập ngũ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP.
>> Xem thêm: Giá bồi thường khi nhà nước thu hồi đất
Khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì người bị bệnh tim cần mang theo những giấy tờ gì?
Trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, mỗi gia đình nên làm cho con cái nhận thức được trách nhiệm thực sự của mình đối với đất nước và động viên, giáo dục, khuyến khích các em tích cực tham gia nghĩa vụ quân sự. Hiện nay, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì người bị bệnh tim cần mang theo những giấy tờ gì, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Căn cứ vào Điều 10 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định như sau:
Yêu cầu đối với công dân khi đi kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Phải xuất trình
a) Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện;
b) Giấy chứng minh nhân dân;
c) Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
2. Không uống rượu, bia hoặc dùng chất kích thích.
3. Chấp hành nội quy khu vực khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe.
4. Cấm các hành vi lợi dụng việc khám sức khỏe để trốn, tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì người bị bệnh tim phải mang theo:
– Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện;
– Giấy chứng minh nhân dân;
– Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (các giấy tờ chứng minh về bệnh tim của mình) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Bị bệnh tim có phải đi nghĩa vụ không?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Thực tế cho thấy, các loại đất được thể hiện trên thông tin quy hoạch thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai của mảnh đất đó. Tương tự ký hiệu các loại đất, mỗi loại đất sẽ có một loại màu sắc khác nhau để cơ quan nhà nước quản lý có thể thống kê, kiểm kê các diện tích đất đai thuộc từng địa phương trên phạm vi cả nước.
Các loại đất phủ hồng đang trong diện quy hoạch; do đó có nhiều trường hợp đất phủ hồng là đất cây lâu năm, hoặc đất trồng cây hàng năm, đất trồng lúa hoặc đất thuộc danh mục đất dự trữ phát triển công nghiệp sau này (quy hoạch treo), ngoài ra còn là đất đang đề xuất lập phương án quy hoạch các khu cũng như cụm công nghiệp triển khai trong thời gian gần thông thường sẽ không được lên thổ cư.
Do đó, bạn cần chú ý và cẩn thận khi tiến hành mua bán đất phủ hồng bởi đây không phải đất an toàn, nếu không tìm hiểu kỹ sẽ rất dễ bị lỗ vốn, thậm chí là mất trắng.