Thông qua những thông tin xôn xao hiện nay về cặp mẹ nuôi – con nuôi nổi tiếng Showbiz, khán giả, người quan tâm không ngường đặt ra câu hỏi “Ba mẹ nuôi bêu rếu kể xấu con nuôi trên mạng có phạm tội không?”. Liệu rằng người con có đang bị xâm phạm đời sống riêng tư không? Để giải đáp cho thắc mắc này, Luật Sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật xoay quanh vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
- Hiến pháp 2013
- Bộ Luật Hình Sự 2015
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Tình huống thực tế
Trong thời gian gần đây, khán giả không còn lạ lẫm với cặp mẹ nuôi – con nuôi nổi tiếng Showbitz Việt. Các đây khá lâu về trước khán giải đã được biết đến thông tin mẹ nuôi đăng bài trên mạng xã hội nhờ cư dân mạng dạy dỗ con vì bà mẹ này không dạy được. Bẵng đi một thời gian, mới đây câu chuyện mẹ nuôi – con nuôi của cặp sao Việt lại được cư dân mạng bàn tán xôn xao. Trong đó, mọi người đặt câu hỏi” Liệu đời sống riêng tư của người con có bị xâm phạm?” khi người mẹ nuôi đăng bài nhờ cộng đồng mạng dạy con nuôi hay không?
Mở rộng tình huống, nhiều người quan tâm vậy thì hành vi bêu rếu, kể xấu con cái kể cả con đẻ và con nuôi trên mạng xã hội có vi phạm pháp luật hay không? Liệu hành vi này có bị xử lý không? Nếu có thì pháp luật quy định xử phạt bao nhiêu tiền; hay thậm chí nặng hơn là có bị đi tù hay không?
Để biết rõ hơn về câu trả lời, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi nội dung tư vấn dưới đây của Luật Sư X nhé!
Nội dung tư vấn
Bêu rếu kể xấu con nuôi trên mạng có phạm tội không?
Hành vi bêu rếu kể xấu con nuôi trên mạng
Bêu rếu, kể xấu một người được coi là hành vi xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của người đó. Danh dự, nhân phẩm của cá nhận được pháp luật bảo vệ. Điều này được quy định rõ ràng trong Hiếp pháp-đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Người nào có hành vi xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của một người được coi là vi phạm pháp luật. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự; nhân phẩm, uy tín của mình. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự; nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ; cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó.
Hậu quả
Như vậy, có thể khẳng định việc bêu rếu, kể xấu nói xấu con cái trên mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật. Và đã là hành vi vi phạm thì đều sẽ có chế tài để xử lý. Tuy nhiên, vì mối quan hệ là gắn bó, mật thiết thiên về tình cảm giữa cha mẹ, con cái nên việc khỏi kiện nhau ra tòa là vô cùng hiếm hoi. Họ lựa chọn cách thức giữ im lặng, tha thứ cho đối phương để đổi lấy sự bình yên trước dư luận.
Tuy nhiên không vì đó mà pháp luật không có chế tài xử lý. Người nào có hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân khác sẽ bị xử phạt hành chính và nặng hơn là xử lý hình sự.
Xúc phạm danh dự người khác sẽ bị sử phạt
Xử phạt hành chính
Bêu rếu kể xấu con nuôi trên mạng sẽ bị xử phạt hành chính. Xử phạt đối với hành vi xúc phạm người khác thì căn cứ theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Cụ thể:
Người có hành vi cử chỉ, lời nói thô bạo; khiêu khích, trêu ghẹo; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ:
- Phạt cảnh cáo hoặc
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình sẽ bị xử phạt nặng hơn. Mức xử phạt cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi: Lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư
- Sử dụng các phương tiện thông tin
- Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh
Ngoài bị phạt tiền người có hành vi vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như:
- Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu
- Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nếu có
Bạn đọc có thể quan tâm:
Xử lý hình sự
Bêu rếu kể xấu con nuôi trên mạng có phạm tội không? Câu trả lời sẽ tùy vào mức độ hành vi vi phạm, hậu quả của vấn đề mà có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Khi cấu thành các mặt tại Điều 155 Tội làm nhục người khác Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017. Cụ thể như sau:
Điều 155. Tội làm nhục người khác
1.Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
- a) Phạm tội 02 lần trở lên;
- b) Đối với 02 người trở lên;
- c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- d) Đối với người đang thi hành công vụ;
- đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
- e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
- b) Làm nạn nhân tự sát.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X về Bêu rếu kể xấu con nuôi trên mạng có phạm tội không? Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp thực sự hữu ích dành cho bạn đọc. Mọi thắc mắc, cần sử dụng dịch vụ Luật Sư tư vấn của Luật Sư X mời bạn đọc liên hệ tói hotline. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Kể xấu con cái trên facebook có thể bị phạt tiền từ 500.000 đến 1.5000.000 đồng:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi: Lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư
Sử dụng các phương tiện thông tin
Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh
Ngoài bị phạt tiền người có hành vi vi phạm cong phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu
Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nếu có
Luật Trẻ em 2016 bắt đầu có hiệu lực, theo luật này một trong những hành vi bị cấm là công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ từ 7 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ trẻ.
Các chi tiết thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em bao gồm: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em… Nếu người lớn tự ý đăng những thông tin này của trẻ sẽ bị coi là phạm luật.
Bêu rếu kể xấu con nuôi trên mạng có bị phạt tù nếu hành vi cấu thành tội làm nhục người khác.
Đối với quy định, tội này sẽ có thể bị phạt tù lên đến 05 năm. Cụ thể:
Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Gây rối loạn tinh thần làm nạn nhân tự sát có thể bị phạt đến 05 năm.
Bị người khác bêu rếu kể xấu trên mạng cá nhân có thể:
Yêu cầu người có hành vi xúc phạm mình xóa bỏ, đính chính, xin lỗi công khai mình.
Lập vi bằng tố các đến cơ quan điều tra. Việc lập vi bằng cần phải thực hiện ngay sau khi phát hiện có hành vi xâm phạm, vì nếu để lâu, những thông tin đó có thể bị gỡ bỏ, xóa dấu vết.