Phí trọng tài là điều mà các bên tranh chấp đều quan tâm khi tiến hành giải quyết tranh chấp bàng trọng tài. Hiện nay, phí trọng tài được quy định như thế nào, bên nào sẽ phải chịu phí khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài? Mời bạn đọc theo dõi bài viết đưới đây của Luật sư X để nắm được các quy định pháp luật về phí trọng tài.
Căn cứ pháp lý
Luật Trọng tài thương mại 2010
Phí trọng tài là gì?
Điều 34 Luật trọng tài Thương mại năm 2010 quy định “Phí trọng tài là khoản thu từ việc cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài”. Phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định (Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn định). Pháp luật quy định Bên thua kiện phải chịu phí trọng tài, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài có sự phân bổ khác.
Phí trọng tài trên thực tế được xác định gồm các khoản sau:
Thù lao Trọng tài viên, chi phí đi lại và các chi phí khác cho Trọng tài viên;
– Phí tham vấn chuyên gia và các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng trọng tài;
– Phí hành chính;
– Phí chỉ định Trọng tài viên vụ việc của Trung tâm trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp;
– Phí sử dụng các dịch vụ tiện ích khác được cung cấp bởi Trung tâm trọng tài.
Bên nào sẽ phải chịu phí khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài?
Tại Khoản 3 Điều 34 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định như sau:
Bên thua kiện phải chịu phí trọng tài, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài có sự phân bổ khác.
Như vậy, theo quy định này thì nếu các bên không có thỏa thuận, bên thua kiện phải chịu chi phí trọng tài bạn nhé.
Bên cạnh đó, tại Điều này cũng có quy định phí trọng tài bao gồm:
– Thù lao Trọng tài viên, chi phí đi lại và các chi phí khác cho Trọng tài viên;
– Phí tham vấn chuyên gia và các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng trọng tài;
– Phí hành chính;
– Phí chỉ định Trọng tài viên vụ việc của Trung tâm trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp;
– Phí sử dụng các dịch vụ tiện ích khác được cung cấp bởi Trung tâm trọng tài.
Lưu ý: Phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn định.
Bảng phí về trung tâm trọng tài năm 2022
– Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên:
Trị giá vụ tranh chấp | Phí trọng tài (đã bao gồm VAT) |
100.000.000 trở xuống | 16,500,000 |
100.000.001 đến 1.000.000.000 | 16.500.000 + 7,7% số tiền vượt quá 100.000.000 |
1.000.000.001 đến 5.000.000.000 | 85,800,000 + 4.4% số tiền vượt quá 1,000,000,000 |
5.000.000.001 đến 10.000.000.000 | 261,800,000 + 2.75% số tiền vượt quá 5,000,000,000 |
10.000.000.001 đến 50.000.000.000 | 399,300,000 + 1.65% số tiền vượt quá 10,000,000,000 |
50.000.000.001 đến 100.000.000.000 | 1,059,300,000 + 1.1% số tiền vượt quá 50,000,000,000 |
100.000.000.001 đến 500.000.000.000 | 1,609,300,000 + 0.50% số tiền vượt quá 100,000,000,000 |
500.000.000.001 trở lên | 3,609,300,000 + 0.30% số tiền vượt quá 500,000,000,000 |
+ Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài viên duy nhất, mức phí trọng tài bằng 70% của phí trọng tài nêu tại Mục 1.1 đối với cùng trị giá vụ tranh chấp.
+ Trị giá vụ tranh chấp bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá chuyển khoản của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK) tại thời điểm nộp Đơn khởi kiện, Đơn kiện lại.
– Trường hợp Đơn khởi kiện, Đơn kiện lại không nêu trị giá vụ tranh chấp thì Chủ tịch VIAC quyết định số phí trọng tài căn cứ vào tính chất của vụ tranh chấp, thời gian giải quyết vụ tranh chấp và số lượng Trọng tài viên.
– Trường hợp Đơn khởi kiện, Đơn kiện lại vừa có yêu cầu nêu trị giá vừa có yêu cầu khác không nêu trị giá thì phí trọng tài đối với các yêu cầu nêu trị giá được tính theo Mục 1, phí trọng tài đối với yêu cầu không nêu trị giá được tính theo Mục 2 nêu trên.
– Phí trọng tài nêu tại Mục 1, 2 và 3 trên đây không bao gồm chi phí đi lại, ở và các chi phí có liên quan khác của các Trọng tài viên và thư ký phiên họp giải quyết vụ tranh chấp; chi phí giám định, định giá tài sản, chi phí tham vấn ý kiến chuyên gia và chi phí cho các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng Trọng tài.
– Các quy định tại Mục 1, 2, 3,và 4 nêu trên cũng áp dụng đối với việc sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện có điều chỉnh tăng về trị giá của vụ tranh chấp; việc sửa đổi, bổ sung Đơn kiện lại có điều chỉnh tăng về trị giá của vụ kiện lại. Trường hợp có điều chỉnh giảm về trị giá của vụ tranh chấp hoặc điều chỉnh giảm trị giá của vụ kiện lại thì phí trọng tài không điều chỉnh giảm.
Trường hợp hoàn trả phí trọng tài
Phí trọng tài được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:
1. Trường hợp rút Đơn khởi kiện; sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện; rút Đơn kiện lại; sửa đổi, bổ sung Đơn kiện lại:
a) Nếu Đơn khởi kiện; sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện; Đơn kiện lại; sửa đổi, bổ sung Đơn kiện lại được rút trước khi Hội đồng Trọng tài được thành lập, VIAC hoàn trả 70% phí trọng tài.
b) Nếu Đơn khởi kiện; sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện; Đơn kiện lại; sửa đổi, bổ sung Đơn kiện lại được rút sau khi Hội đồng Trọng tài được thành lập, VIAC hoàn trả 40% phí trọng tài.
c) Nếu Đơn khởi kiện; sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện; Đơn kiện lại; sửa đổi, bổ sung Đơn kiện lại được rút sau khi VIAC gửi Giấy triệu tập Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp và trước ngày mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp, VIAC hoàn trả 20% phí trọng tài.
2. Trường hợp Hội đồng Trọng tài ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp do thỏa thuận trọng tài không tồn tại hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, VIAC hoàn trả 30% phí trọng tài.
3. Trường hợp Hội đồng Trọng tài ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp khi có Quyết định của Tòa án cho rằng tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, VIAC hoàn trả 20% phí trọng tài.
4. Trong mọi trường hợp, phí trọng tài còn lại sau khi hoàn trả không dưới 10.000.000 đồng.
Mời bạn xem thêm:
- Người là điều tra viên có được làm trọng tài viên hay không?
- Được làm trọng tài viên khi đang là công chức của Tòa án không?
- Tòa án liệu có được nhận đơn khởi kiện khi có thỏa thuận trọng tài không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Bên nào sẽ phải chịu phí khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu, giấy phép bay flycam, Giấy phép sàn thương mại điện tử, đăng ký lại giấy khai sinh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, Thủ tục tặng cho nhà đất, trích lục hộ tịch trực tuyến, đơn xin trích lục bản án ly hôn … của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,..Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Trọng tài chỉ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài.
Chủ thể giải quyết tranh chấp thương mại là các trọng tài viên thực hiện thông qua Hội đồng trọng tài gồm một trọng tài viên độc lập hoặc hội đồng gồm nhiều trọng tài viên.
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại bảo đảm sự kết hợp hai yếu tố: thỏa thuận và phán quyết.
Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp đảm bảo tính bí mật.
Phán quyết của trọng tài mang tính chung thẩm.
Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.