Bắt người phạm tội quả tang là một trong những biện pháp ngăn chặn; được quy định bởi Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Bất cứ ai khi phát hiện, một người có hành vi phạm tội đều có quyền; áp giải đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý. Tuy nhiên, khi bắt giữ người phạm tội quả tang chúng ta cần lưu ý điều gì ? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bắt người phạm tội quả tang được hiểu thế nào ?
Bắt người phạm tội quả tang là bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm; hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.
Ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội thì bị phát hiện; là trường hợp mà sau khi thực hiện hành vi phạm tội xong, người phạm tội chưa kịp cất giấu công cụ; phương tiện, tẩu tán tang vật thì bị phát hiện.
Phạm tội quả tang có đặc điểm là hành vi phạm tội cụ thể; rõ ràng không cần phải điều tra, xác minh. Về cơ bản ai nhìn thấy cũng có thể; khẳng định đây là người đang thực hiện tội phạm hoặc vừa thực hiện tội phạm.
Trường hợp nào thì được coi là bắt người phạm tội quả tang
Theo quy định tại điều 111 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015; quy định về các trường hợp phạm tội quả tang bao gồm:
Đang thực hiện tội phạm thì bị bắt
Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện. Người đang thực hiện tội phạm là người đang thực hiện hành vi phạm tội được quy định tại Bộ luật hình sự; nhưng chưa hoàn thành tội phạm hoặc chưa kết thúc việc phạm tội thì bị phát hiện.
Hành vi đang thực hiện tội phạm có thể đã gây ra hậu quả vật chất như đã hủy hoại tài sản của người khác được một phần và vẫn đang hủy hoại tiếp. Trong trường hợp hành vi đang thực hiện một tội phạm có cấu thành hình thức; thì măc dù hậu quả vật chất chưa xảy ra vẫn coi là hành vi đang thực hiện tội phạm.
Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện
Đây là trường hợp vừa thực hiện tội phạm xong; người phạm tội chưa kịp chạy trốn hoặc đang cất giấu công cụ, phương tiện phạm tội; đang xóa những dấu vết của tội phạm trước khi chạy trốn thì bị phát hiện. Trong trường hợp người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm phát hiện; ngay thì mặc dù không có vật chứng để lại cũng được coi là phạm tội quả tang.
Thông thường, các vật chứng mà người phạm tội chưa kịp cất giấu; tẩu tán là những bằng chứng khiến người phạm tội không thể chối cãi về hành vi phạm tội của mình vừa thực hiện xong. Nhưng trong các trường hợp không có vật chứng; sự có mặt của những người làm chứng cũng cho phép được bắt người phạm tội theo trường hợp quả tang này.
Đang bị đuổi bắt
Đây là trường hợp người phạm tội đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi; thực hiện tội phạm thì bị phát hiện nên đã chạy trốn và bị đuổi bắt.
Trong trường hợp này, việc đuổi bắt phải liền ngay sau khi người đó chạy trốn; thì mới có cơ sở xác định đúng người phạm tội, tránh bắt nhầm phải người không thực hiện tội phạm.
Ví dụ: Người vừa cướp giật tài sản là túi xách của người khác bị người đó phát hiện hô hoán nên bỏ chạy, bị đuổi bắt và bắt được ngay lúc đó.
Cần lưu ý gì khi bắt người phạm tội quả tang
Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Hình sự 2015; ngay sau khi bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt hoặc giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt; hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Sau khi bắt người phạm tội quả tang; công dân không được đánh đập, tra tấn người phạm tội và cũng không được tự ý giam giữ; họ mà phải giải ngay đến cơ quan công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân gần nhất. Các cơ quan này sẽ lập biên bản; bắt người và giải ngay đến cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Sau khi lấy lời khai người bị bắt theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra tiếp nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho Cơ quan đã ra quyết định truy nã đến nhận người bị bắt và xử lý theo quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Bắt người phạm tội quả tang và những điều cần lưu ý ?“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Người có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp là Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp; Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới…; Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp.
Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
Kiểm sát chặt chẽ căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều 110. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.