Bắt giữ người trái pháp luật, đòi nợ bằng vũ lực, uy hiếp tinh thần hoặc giam giữ trái pháp luật, v.v. Tất cả những hành động này được coi là vi phạm pháp luật. Nhũng hành vi này không được phép và bị pháp luật cấm với từng trường hợp và hậu quả để lại khác nhau thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí là bị xử phạt hình sự nếu hành vi gây ra ậu quả nghiêm trọng. Để biết được mức xử phạt đối với hành vi này cùng Luật sư X tham khảo bài viết “Bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ bị xử phạt thế nào?”.
Bắt giữ, đánh người, uy hiếp để đòi nợ là vi phạm pháp luật
Vay nợ là vấn đề dân sự, được điều chỉnh bởi Bộ Luật Dân Sự 2015. Cụ thể được quy định tại Điều 463:
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo quy định trên, trả nợ khi đến thời hạn là nghĩa vụ của người đi vay. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc, bên cho vay có thể tùy ý dùng vũ lực để đe dọa, uy hiếp tinh thần hay bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ.
Trong hầu hết các trường hợp, việc dùng vũ lực đe dọa, uy hiếp tinh thần hay bắt giữ người trái pháp luật, … đều được xem như là vi phạm pháp luật.
Tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm. Nếu có hành vi trái pháp luật như bắt giữ người, đánh người, … để đòi nợ. Người thực hiện sẽ bị phạt hành chính hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 10, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân như sau: Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang”.
Dấu hiệu của tội bắt giữ người trái pháp luật là gì?
Khách thể
Khách thể của tội bắt, giữ người trái pháp luật là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tự do cá nhân của con người, của công dân. Hành vi bắt, giữ người trái pháp luật xâm phạm đến quyền tự do thân thể, quyền tự do đi lại của người khác được bảo vệ bằng Hiến pháp và pháp luật.
Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm này là hành vi bắt, giữ người trái pháp luật. Hành vi bắt, giữ người trái pháp luật được hiểu là hành vi của một người, hoặc một nhóm người không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ngăn cản, tước đoạt sự tự do hoạt động, dịch chuyển thân thể của người khác trái với quy định của pháp luật về căn cứ, thẩm quyền và trình tự, thủ tục.
Chủ thể
Người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi.
Mặt chủ quan
Tội phạm thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ mức độ nguy hiểm do hành vi bắt, giữ người trái pháp luật, nhìn thấy trước hậu quả gây tổn hại đến thân thể, quyền tự do của nạn nhân nhưng vẫn mong muốn tội phạm xảy ra.
Khung hình phạt về tội bắt giữ người trái pháp luật
Có 03 khung hình phạt đối với tội bắt, giữ người trái pháp luật:
Khung 01 – Phạm tội ít nghiêm trọng:
Phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, trừ trường hợp phạm tội Chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153 BLHS) và tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật (Điều 377 BLHS).
Khung 02 – Phạm tội nghiêm trọng:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức: là trường hợp có nhiều người cố ý cùng bàn bạc, câu kết chặt chẽ với nhau, vạch kế hoạch để thực hiện hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu. Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật có tổ chức là một hình thức đồng phạm, có sự phân công, sắp đặt vai trò của những người tham gia, trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu.
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật và hành vi phạm tội liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ. Người phạm tội có lợi dụng chức vụ để phạm tội thì mới bị coi là có tình tiết tăng nặng. Nếu tội phạm do họ thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn thì cũng không thuộc trường hợp phạm tội này.
c) Đối với người đang thi hành công vụ: là trường hợp bắt, giữ hoặc giam người thực hiện một nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao phó.
d) Phạm tội 02 lần trở lên: Là trường hợp hai lần trở lên thực hiện hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, có thể là hai lần bắt, hai lần giữ hoặc hai lần giam người trái pháp luật trở lên, nhưng cũng có thể một lần bắt, một lần giữ, hoặc một lần giam người trái pháp luật, nhưng chỉ đối với một người bị hại xảy ra nhiều thời điểm khác nhau. Mỗi lần thực hiện hành vi đã cấu thành tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật. Nếu có hai lần bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, trong đó có một lần hành vi không cấu thành tội phạm thì không thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần.
đ) Đối với 02 người trở lên: Là trường hợp bắt, giữ hoặc giam từ hai người trở lên cùng một lần hoặc nhiều lần khác nhau. Trong số những người bị bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, có thể có người chỉ bị bắt, có thể có người chỉ bị giữ, có người chỉ bị giam, nhưng cũng có thể có người vừa bị bắt, vừa bị giữ lại vừa bị giam. Nếu trong số những người bị bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật có người thi hành công vụ thì người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tình tiết “đối với người thi hành công vụ” ngoài tình tiết đối với 02 người trở lên.
e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
Khung 3 – Phạm tội rất nghiêm trọng:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát; Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam; Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
Về hình phạt bổ sung:
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ bị xử phạt thế nào?
Các hành vi đòi nợ trái pháp luật như dọa nạt, đánh đập hay bắt giữ trái pháp luật, … Tùy vào tính chất, mức độ cụ thể của sự việc sẽ bị xử lý như sau:
Xử phạt hành chính
Theo Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Xử phạt hình sự
Tội bắt, giữ người trái pháp luật được quy định tại Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:
Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật
1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;
b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mời bạn xem thêm:
- Quy định của pháp luật chôn cột điện như thế nào?
- Quy định về đất hương hỏa theo pháp luật hiện hành
- Con chết trước cha mẹ có được hưởng thừa kế theo pháp luật?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ bị xử phạt thế nào?” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ Ly hôn nhanh Bắc Giang… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nếu hết thời hạn cho vay mà bên vay vẫn chưa trả nợ, chủ nợ có thể khởi kiện tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Cụ thể, để thực hiện được việc khởi kiện đòi nợ, người cho vay phải gửi đơn khởi kiện đến Tòa án. Theo đó, hồ sơ cần nộp gồm:
– Đơn khởi kiện.
– Bản sao Hợp đồng vay tiền, Giấy vay tiền… (nếu có).
– Bản sao chứng thực Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…
– Các tài liệu, chứng cứ khác.
Ngoài ra, trong trường hợp người vay dùng những thủ đoạn gian dối cố tình chiếm đoạt số tiền vay thì chủ nợ cũng có thể gửi đơn tố giác gửi đến cơ quan công an điều tra để được xử lý
Căn cứ Điều 16 Nghị định 122/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế không đáp ứng các điều kiện theo quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư không đáp ứng các điều kiện theo quy định;
b) Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư năm 2020 nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư không đáp ứng điều kiện theo quy định.
3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do đầu tư kinh doanh ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.