Những vấn đề xoay quanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp sổ đỏ, sổ hồng luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hiện nay những quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có nhiều sự thay đổi so với trước kia. Nếu bạn có một mảnh đất muốn được cấp sổ nhưng không đủ những điều kiện quy định đặc biệt là điều kiện về diện tích thì không thể được cấp dù đầy đủ những điều kiện khác. Việc diện tích bao nhiêu được cấp sổ đỏ không có quy định chung áp dụng cho tất cả mà mỗi địa phương, tỉnh thành lại có những quy định khác nhau tuỳ theo định hướng phát triển, mật độ dân cư và quỹ đất. Để bạn đọc có cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề diện tích đất được cấp sổ đỏ này mời bạn đón đọc bài viết “Bao nhiêu m2 được làm sổ đỏ?” dưới đây của chúng tôi để có thêm những hiểu biết cần thiết về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bao nhiêu m2 được làm sổ đỏ?
Đất đai là tài sản có giá trị lớn, nhiều người tích cóp cả đời chỉ mong có được một mảnh đất của riêng mình. Nhưng những quy định về đất đai hiện nay có nhiều sự thay đổi so với trước kia đặc biệt trong vấn đề cấp sổ đỏ. Nếu bạn muốn cấp sổ đỏ thì hiện nay bạn có thể sẽ phải tham khảo cả những quy định của tỉnh thành nơi bạn sinh sống vì việc diện tích bao nhiêu mớ được cấp sổ là quy định của địa phương. Điều này sẽ giúp giảm tình trạnh những ngôi nhà được cố gắng xây dựng trên những mảnh đất không đủ diện tích tối thiểu phá vỡ cảnh quan của khu đô thị cũng như cấu trúc cơ bản của một căn nhà. Nhiều trường hợp có thể gây ra những tai nạn xây dựng.
Theo quy định tại Điều 143 và Điều 144 Luật đất đai năm 2013, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở cả nông thôn hay đô thị.
Do vậy diện tích tối thiểu để được cấp sổ đỏ cũng như phí làm sổ đỏ bao nhiêu tiền sẽ có sự khác nhau nhau giữa mỗi địa phương. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ ban hành quyết định quy định về diện tích tối thiểu này khi có thay đổi về diện tích đất tối thiểu để được cấp sổ đỏ ở địa phương mình.
Trong cùng một tỉnh, tùy theo từng vị trí, điều kiện kinh tế, quy hoạch của tỉnh mà từng quận huyện cũng có thể có mức diện tích tối thiểu để được cấp sổ là khác nhau. Nhưng có điểm chung là diện tích thửa đất mới hình thành và diện tích thửa đất còn lại sau khi tách thửa không được nhỏ hơn diện tích tối thiểu.
Ví dụ: Diện tối thiểu để cấp sổ đỏ của thành phố Hà Nội trong Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND ngày 01/6/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy định như sau:
1. Hạn mức giao đất ở tái định cư; giao đất làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội được quy định như sau:
Khu vực Mức tối thiểu Mức tối đa Các phường 30 m2 90 m2 Các xã giáp ranh các quận và thị trấn 60 m2 120 m2 Các xã vùng đồng bằng 80 m2 180 m2 Các xã vùng trung du 120 m2 240 m2 Các xã vùng miền núi 150 m 300 m2 Các xã được phân loại để làm căn cứ xác định hạn mức giao đất ở công nhận quyền sử dụng đất ở đối với từng vùng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này.
2. Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở cho các trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở ổn định theo khoản 2 Điều 20 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ được xác định bằng một lần hạn mức giao đất ở (xác định theo mức tối đa quy định tại khoản 1 Điều này) nhưng không vượt quá diện tích thửa đất.
3. Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở cho các trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở ổn định theo khoản 3 Điều 24 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ được xác định bằng 05 lần hạn mức giao đất ở (xác định theo mức tối đa quy định tại khoản 1 Điều này) nhưng không vượt quá diện tích thửa đất.
Các trường hợp ngoại lệ không đủ diện tích vẫn được tách thửa?
Tuy quy định là vậy nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ khi đất không đủ diện tích nhưng vẫn được tách thửa. Đầu tiên là về điều kiện cấp thửa. Nếu thửa đất đang được sử dụng được hình thành trước khi cơ quan thẩm quyền ra quyết định về diện tích tối thiểu để làm sổ đỏ thì mảnh đất đó vẫn được cấp sổ theo quy định của pháp luật. Ngoài ra nếu người sử dụng đất xin tách thửa đất mảnh đất có diện tích nhỏ hơn diện tích quy định nhưng để hợp thửa với diện tích đất đã có sẵn liền kề thì cũng thuộc trường hợp ngoại lệ được tách thửa và cấp sổ đỏ theo quy định. Cụ thể vấn đề mời bạn tham khảo thông tin sau về diện tích tách thửa cấp sổ của chúng tôi:
Đa số, khi cấp sổ đỏ phải đảm bảo diện tích tối thiểu của từng loại đất nhưng có những trường hợp theo quy định của pháp luật sẽ là ngoại lệ, cụ thể quy định tại Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP:
Thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày văn bản quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành mà diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới.
Diện tích được cấp sổ đỏ khi tách thửa?
Tách thửa là hoạt động bạn tách rời một diện tích đất ra khỏi một diện tích đất sẵn có và tạo lập nên một mảnh đất này. Việc này chỉ có thể thực hiện được khi mảnh đất bạn đang có đủ lớn để thực hiện việc tách thửa. Nếu diện tích đất bạn đang có quá nhỏ thì diện tích đất bạn muốn tách ra không đủ điều kiện đối với diện tích đất tối thiểu có thể được tách thửa hiện nay. Việc nhà nước cho mỗi địa phương tự quy định diện tích tối thiểu có thể được tách thửa sẽ giúp cho địa phương phân tích được hiện trạng đất đai của khu vực mình, phân bổ diện tích nhà ở được xây dựng trên đất cho phù hợp cảnh quan cũng như đưa ra những quyết định về đất đai hợp lý dựa trên yếu tố này.
Theo Khoản 2 và Khoản 3, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:
- Không được công chứng, chứng thực, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không được làm thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất đối với trường hợp tự chia tách thửa đất đã đăng ký, đã được cấp Giấy chứng nhận thành hai hoặc nhiều thửa đất mà trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới.
Như vậy, theo các quy định này thì có thể thấy nếu thửa đất của bạn sau khi tách có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì bạn sẽ không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Tuy nhiên, nếu thửa đất của bạn sau khi tách thửa có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà được hợp thửa với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới
Đây cũng là một lưu ý cho bạn khi chuẩn bị tham gia một giao dịch về mua bán, chuyển nhượng, chuyển giao quyền sử dụng đất, phía bên mua cần phải xem xét thật kĩ nếu mảnh đất muốn mua nếu đang chưa có sổ đỏ thì có đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ không, từ đó tránh được những rủi ro không đáng có về sau.
Mời bạn xem thêm
- Đất 313 có làm sổ đỏ được không?
- Hồ sơ đấu thầu xây dựng gồm những gì?
- Lấy đất nông nghiệp vẫn có thể đền bù bằng chung cư được không?
Thông tin liên hệ
Vấn đề ” Bao nhiêu m2 được làm sổ đỏ?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ bao nhiêu tiền. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ: Quyết định 103/2016/QĐ-UBND
Theo Khoản 2 Điều 5 quy định Đối với đất ở, đất thương mại dịch vụ và đất sản xuất kinh doanh:
– Quy định về diện tích tối thiểu:
+ Tại các phường: 35m2
+ Tại các thị trấn: 40m2
+ Tại các xã: 45m2
Căn cứ: Quyết định 23/2017/QĐ-UBND
Theo Khoản 1 Điều 4 quy định Diện tích tối thiểu sau khi tách thửa:
– Đối với đất đã xây dựng nhà ở:
Áp dụng tại địa bàn các phường có diện tích và kích thước thửa đất: 45m2 và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông không nhỏ hơn 5m và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 5m tại đường phố có lộ giới > 20 m; 36m2 và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông không nhỏ hơn 4m và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 4m tại đường phố có lộ giới < 20m; Riêng tại địa bàn thị trấn, các xã và huyện Côn Đảo có diện tích và kích thước thửa đất: 40 m2, có chiều sâu thửa đất và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông không nhỏ hơn 4m.
– Đối với đất ở chưa xây dựng nhà ở:
Áp dụng tại địa bàn các xã, phường, thị trấn thuộc đô thị và Trung tâm huyện Côn Đảo có diện tích và kích thước thửa đất: 60 m2 và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông không nhỏ hơn 5m và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 5m. Tại địa bàn các xã còn lại và khu vực khác của huyện Côn Đảo có diện tích và kích thước thửa đất: 100 m2 và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông không nhỏ hơn 5m và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 5m.
– Đối với đất thương mại dịch vụ và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp:
Diện tích và kích thước thửa đất: 100 m2 và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông không nhỏ hơn 5m.
Căn cứ: Quyết định 745/2014/QĐ-UBND
Theo Điều 7 quy định về Diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa:
– Đối với đất ở đô thị, đất ở nằm ven quốc lộ, tỉnh lộ và thuộc vùng quy hoạch phát triển đô thị thực hiện theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt; trường hợp không có quy hoạch chi tiết được phê duyệt thì thửa đất sau khi tách thửa phải có diện tích đất ở tối thiểu từ 24 m2 trở lên với kích thước mặt tiền tối thiểu phải từ 3m trở lên, chiều sâu tối thiểu phải từ 5,5 m trở lên; trường hợp phải có lối vào cho thửa đất phía sau thì chiều rộng lối vào tối thiểu là 1,5 m.
– Đối với đất ở nông thôn và các trường hợp không thuộc khoản 1 Điều này thì diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa thực hiện theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết được phê duyệt thì thửa đất tối thiểu sau khi tách thửa phải có diện tích đất tối thiểu từ 48 m2 trở lên với kích thước mặt tiền tối thiểu phải từ 04 m trở lên, chiều sâu tối thiểu phải từ 08 m trở lên; trường hợp phải có lối vào cho thửa đất phía sau thì chiều rộng lối vào tối thiểu là 1,5 m.
– Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa để hợp với thửa đất liền kề thì thửa đất còn lại sau khi tách thửa và thửa đất mới được hình thành sau khi hợp thửa phải có diện tích tối thiểu, kích thước mặt tiền, chiều sâu, lối vào cho thửa đất phía sau bảo đảm theo quy định tại 2 khoản trên.