Hiện nay, một phần do nhu cầu chi tiêu, hoặc nhu cầu phát triển kinh tế. Việc vay nợ tín dụng diễn ra rất phổ biến. Người cho vay không chỉ là các tổ chức tín dụng, mà còn có các cá nhân. Người cho vay bị ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp; khi bên vay không thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ trả nợ. Không thanh toán nợ theo thỏa thuận tại hợp đồng là một dạng tranh chấp hợp đồng. Như vậy, để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề ” Bao lâu thì hết thời hạn đòi nợ”; hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Bao lâu thì hết thời hạn đòi nợ?
Để đảm bảo quyền lợi của mình thì khi cho vay, người cho vay phải lập hợp đồng vay nợ.
Theo quy định; Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên; theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng; và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. (theo quy định tại Điều 463 của Bộ luật Dân sự năm 2015). Khi đó, bên cho vay và bên vay cũng phải thực hiện quyền và nghĩa vụ có trong hợp đồng. Nếu như bên vay không trả tiền thì đồng nghĩa với việc vi phạm hợp đồng đã ký kết. Trường nợp bên vay không trả tiền theo hợp đồng; bên cho vay tiền sẽ khởi kiện ra Tòa án.
Căn cứ Điều 429 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng:
“Điều 429. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.“
Theo đó, kể từ thời điểm bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ; bên cho vay được cho là có quyền, lợi ích bị xâm phạm; và được khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thời hiệu khởi kiện đòi nợ để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Như vậy, trong khoảng thời gian quy định ở trên; thì bên cho vay phải tiến hành khởi kiện đòi nợ bên vay. Nếu thời hạn đó kết thúc thì chủ thể này mất quyền khởi kiện.
Hết thời hiệu khởi kiện vay tài sản có đòi được tiền không?
Theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Dân sự năm 2015:
“Điều 157: Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:
a) Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
b) Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
c) Các bên đã tự hòa giải với nhau.
2. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện quy định tại khoản 1 Điều này.“
Như vậy, tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể. Nếu thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 157 Bộ Luật Dân sự 2015; thì dù đã hết thời hiệu nhưng vẫn được bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện; bên cho vay vẫn có quyền khởi kiện lên tòa án có thẩm quyền để đòi lại tài sản cho vay.
Tuy nhiên, đối với trường hợp tranh chấp về hợp đồng vay tài sản; sẽ được tính vào trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Bởi việc đòi lại tài sản đã cho vay thuộc về yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản; theo quy định tại khoản 2 Điều 155 Bộ Luật Dân sự năm 2015.
“Điều 155: Không áp dụng thời hiệu khởi kiện:
1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu; trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
4. Trường hợp khác do luật quy định.“
Về nguyên tắc, quyền sở hữu tài sản của cá nhân và pháp nhân là quyển tuyệt đối. Không ai có thể tước quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân trừ trường hợp luật có quy định khác; Cho nên nếu quyền sở hữu bị xâm phạm như trộm cắp, lừa đảo, chiếm hữu bất hợp pháp… ; thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
Trong trường hợp bên vay không trả lại tài sản theo đúng thỏa thuận; thì được coi như là đang chiếm hữu bất hợp pháp tài sản của bên cho vay.
Hồ sơ khởi kiện đòi nợ gồm những gì?
Hồ sơ khởi kiện bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn khởi kiện vụ án
- Kèm theo đó là các tài liệu; chứng cứ để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
- Các giấy tờ nhân thân để chứng minh quyền khởi kiện (nếu là cá nhân); hoặc giấy phép đăng ký doanh nghiệp, điều lệ hoạt động … (nếu là pháp nhân).
- Giấy tờ chứng minh bị đơn đang nợ nguyên đơn (Giấy tờ vay nợ cá nhân, hợp đồng vay; giấy tờ tương đương dạng thỏa thuận và các tài liệu khác, …
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Bao lâu thì hết thời hạn đòi nợ”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội ; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Đơn khởi kiện đòi nợ mới nhất
- Hạn mức đất ở theo Luật Đất đai 2013
- Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở
Câu hỏi thường gặp
Thời hiệu khởi kiên đòi nợ là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Việc đòi lại tài sản đã cho vay thuộc về yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản. Đây là trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện, vậy nên người cho vay tài sản vẫn được khởi kiện dù có hết thời hiệu khởi kiện.
Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
– Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.