Bảo hiểm y tế luôn được nhiều người quan tâm vì liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân. Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ cung cấp thông tin cho bạn về vấn đề Bảo hiểm y tế có chi trả tiền giường không?
Căn cứ pháp lý
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014
Bảo hiểm y tế có chi trả tiền giường không?
Căn cứ điều 21 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế:
“1. Chi phí khám bệnh theo mức giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chi phí ngày giường theo mức giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi:
A) Điều trị nội trú từ cơ sở y tế tuyến huyện trở lên.
B) Nằm lưu không quá 03 ngày tại trạm y tế xã theo mức giá giường lưu được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với trạm y tế xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo, thời gian lưu bệnh nhân không quá 05 ngày.
3. Chi phí các dịch vụ kỹ thuật trong phạm vi chuyên môn theo danh mục và mức giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đúng quy định.
Đối với các dịch vụ kỹ thuật do cán bộ của cơ sở y tế tuyến trên thực hiện theo chế độ luân phiên hoặc theo chương trình chỉ đạo tuyến để nâng cao năng lực chuyên môn cho tuyến dưới theo quy định của bộ y tế nhưng chưa được phê duyệt giá: quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện tại cơ sở chuyển giao kỹ thuật.”
Bảo hiểm y tế có chi trả tiền phòng dịch vụ không?
Bệnh nhân tham gia BHYT được hưởng quyền lợi theo quy định của Pháp luật nhà nước nhưng theo danh mục chi trả BHYT, không có khoản tiền phòng dịch vụ. Do đó, người bệnh cần cân nhắc về điều kiện kinh tế gia đình để lựa chọn giá phòng phù hợp nhất.
Phạm vi chi trả của BHYT hẹp hơn Bảo hiểm Nhân thọ (BHNT). Bên cạnh BHYT thì việc đề phòng rủi ro bằng cách tham gia gói BHNT, bảo vệ quyền lợi bệnh lý nghiêm trọng, nằm phòng dịch vụ được trả bảo hiểm,…cho thấy nhận thức của người dân Việt Nam ngày càng thay đổi rõ rệt theo hướng tiến bộ, tích cực.
Các cách tra cứu mã số thẻ bảo hiểm y tế
Tra cứu bảo hiểm y tế thông qua thẻ BHYT
Tra cứu bảo hiểm y tế rất cần thiết. Trong nhiều trường hợp tra cứu giúp người tham gia cập nhật kịp thời các thông tin mới về BHYT; cập nhật đúng và đủ thông tin đảm bảo quyền lợi của mình khi tham gia BHYT.
Tra cứu mã số thẻ bảo hiểm y tế
Hiện nay người tham gia BHYT đang sử dụng song song 2 loại thẻ BHYT là thẻ BHYT mới được ban hành từ ngày 1/4/2021 và thẻ BHYT theo quy định cũ. Người tham gia BHYT có thể căn cứ vào thẻ BHYT được cấp để tra cứu các thông tin BHYT của mình về mã BHYT; mức hưởng; giá trị sử dụng của thẻ.
Tra cứu mã thẻ BHYT căn cứ vào thông tin mã thẻ BHYT in tại mặt trước của thẻ:
Đối với thẻ BHYT mới: Mã thẻ BHYT mới gồm 10 ký tự là mã số BHXH được in trên mặt trước của thẻ. Đối với thẻ BHYT cũ: Mã thẻ BHYT là mã gồm 10 ký tự cuối trong dãy mã số thẻ BHXH.
Tra cứu mức hưởng BHYT
Để tra cứu mức hưởng BHYT, người tham gia sẽ căn cứ vào thông tin của ký tự số được in tại mặt trước của thẻ BHYT.
Đối với thẻ BHYT mới: mã mức hưởng BHYT được in 01 ký tự theo số thứ tự từ 1 đến 5 là ký hiệu mức hưởng của người tham gia BHYT.
Đối với thẻ BHYT cũ: mã mức hưởng BHYT được in 01 ký tự; thể hiện ở ký tự thứ 3 (thuộc ô thứ 2) trong dãy mã số được ký hiệu bằng số từ 1 đến 5 là mức hưởng BHYT.
Mức hưởng BHYT đúng tuyến
Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 quy định, người tham gia BHYT khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được quỹ BHYT thanh toán chi phí trong phạm vi được hưởng với mức hưởng:
– 100% chi phí khám; chữa bệnh nếu là bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…
– 95% chi phí khám, chữa bệnh nếu là người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…
– 80% chi phí khám; chữa bệnh nếu là đối tượng khác.
Mức hưởng BHYT trái tuyến
Theo khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014; trường hợp người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh trái tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng khi đi khám đúng tuyến theo tỷ lệ sau đây:
+ Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
+ Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước (Trước đây là 60%);
+ Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám chữa bệnh.
Như vậy, năm 2021, nếu có thẻ BHYT khi điều trị nội trú trái tuyến tỉnh thì được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước.
Có thể bạn quan tâm
- Có được phép đi khám bệnh trong lúc phong tỏa không?
- Mua bảo hiểm y tế tự nguyện ở đâu? Phí gia hạn bảo hiểm y tế tự nguyện là bao nhiêu
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn của Luật sư X về vấn đề: “Bảo hiểm y tế có chi trả tiền giường không?”. Để sử dụng các dịch vụ của chúng tôi như ly hôn; giải thể doanh nghiệp; xin cấp phép bay flycam… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 2 Điều 47 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định thẻ BHYT có giá trị sử dụng tương đương với số tiền đóng BHYT, trường hợp chậm đóng thẻ BHYT từ 30 ngày trở lên thì thẻ sẽ hết hạn.
Kể từ thời điểm thẻ bảo hiểm y tế đang dùng hết hạn; trong vòng 10 ngày, người tham gia bảo hiểm y tế phải tiến hành làm thủ tục gia hạn thẻ BHYT để nhận được những ưu đãi dành cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế từ đủ 05 năm trở lên theo quy định Điểm 3 Mục III Hướng dẫn số 2616/HD-BHXH.
Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác; được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh; chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế; chi phí quản lý bộ máy của tổ chức bảo hiểm y tế và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến bảo hiểm y tế.