Nhà tôi mới mua xe ô tô, tôi có được bạn bè giới thiệu phải mua bảo hiểm vật chất cho xe. Luật sư có thể tư vấn cho tôi về loại bảo hiểm này. Mong luật sư tư vấn về Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là gì? Khi mua bảo hiểm có được những chế độ, quyền lợi gì? nào? Cần lưu ý gì khi mua bảo hiểm vật chất xe cơ giới và giá của bảo hiểm vật chất xe cơ giới là bao nhiêu? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là gì? Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé.
Bảo hiểm là gì?
Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp bảo hiểm nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.
Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.
Bảo hiểm tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người tham gia được quyền lựa chọn công ty bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, mức phí và quyền lợi bảo hiểm.
Bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới, bảo hiểm TNDS của người vận chuyển hàng không đối với hành khách; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Bảo hiểm cháy, nổ; Bảo hiểm y tế bắt buộc; Bảo hiểm xã hội bắt buộc, còn lại là các sản phẩm bảo hiểm tự nguyện.
Ngoài ra, trên thị trường có nhiều các phân loại bảo hiểm khác như loại hình thương mại và Nhà nước, đối tượng bảo hiểm là con người và tài sản hay trách nhiệm dân sự…
Các sản phẩm bảo hiểm được triển khai hoặc bán thông qua các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc cơ quan thuộc sự quản lý của Nhà nước. Ví dụ các công ty bảo hiểm nhân thọ triển khai các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ triển khai các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm ô tô, bảo hiểm nhà, bảo hiểm du lịch…, cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện các chế độ và chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế…
Xe cơ giới là gì?
Xe cơ giới là phương tiện tham gia giao thông gồm xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy ( kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự được thiết kế để chở người và hàng hóa trên đường bộ.
Xe cơ giới bao gồm cả tàu điện bánh lốp (là loại tàu dùng điện nhưng không chạy trên đường ray theo giải thích từ ngữ trong luật giao thông đường bộ 2008.
Trong định nghĩa này, ta có thể thấy rằng nhà làm luật đã định nghĩa dưới hình thức liệt kê danh sách các loại phương tiện được xếp vào nhóm xe cơ giới. Những phương tiện thuộc danh sách trên sẽ được xác định là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ( hay còn gọi là xe cơ giới).
Đặc điểm của loại phương tiện này là những phương tiện được sử dụng để di chuyển hoặc chở hàng hóa. Trên đường bộ. Đường bộ được xác định gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Tuy nhiên trong danh sách các phương tiện này có khá nhiều khái niệm còn khá xa lạ đối với người dân.
Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới (Physical Damage Coverage)
Định nghĩa
Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới trong tiếng Anh được gọi là Physical Damage Coverage.
Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới là loại bảo hiểm bảo vệ cho những đối tượng như thân vỏ xe, máy móc thiết bị trên xe cơ giới.
Đặc trưng cơ bản của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
Đối tượng bảo hiểm
– Đối tượng bảo hiểm là bản thân chiếc xe cơ giới có tham gia giao thông, gồm: Thân vỏ xe và máy móc thiết bị trên xe.
Xe cơ giới được cấu tạo từ nhiều chi tiết, bộ phận, máy móc thiết bị khác nhau như: Động cơ, hệ thống nhiên liệu, hệ thống điện, hệ thống truyền lực, hệ thống lái, hệ thống phanh và hộp số, bộ phận thân vỏ, lốp,…
Với đặc thù đối tượng như vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm đã đưa ra nhiều dạng sản phẩm; thông thường có hai loại sản phẩm là: Bảo hiểm toàn bộ xe hoặc bảo hiểm thân vỏ xe.
Phạm vi bảo hiểm
– Phạm vi bảo hiểm là thiệt hại vật chất xảy ra cho chiếc xe được bảo hiểm.
– Ngoài các khoản bồi thường thiệt hại vật chất, người bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) còn phải thanh toán các khoản chi phí liên quan như chi phí ngăn ngừa và hạn chế phát sinh thêm tổn thất, chi phí bảo vệ và kéo xe tới nơi sửa chữa gần nhất, chi phí giám định nếu tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
Tuy nhiên, tổng số tiền bồi thường không vượt quá số tiền bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm và hoặc hợp đồng bảo hiểm.
– Ngoài phạm vi bảo hiểm trên, chủ xe có thể tham gia thêm một số điều khoản bảo hiểm mở rộng như:
+ Điều khoản bảo hiểm thay thế mới.
+ Điều khoản bảo hiểm thiệt hại xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.
+ Điều khoản bảo hiểm mất cắp bộ phận xe.
+ Điều khoản bảo hiểm thiệt hại động cơ do hiện tượng thủy kích.
+ Điều khoản bảo hiểm sửa chữa chính hãng
+ Điều khoản bảo hiểm cho xe tâp̣ lái
+ Điều khoản bảo hiểm vật chất xe cơ giới lưu hành tạm thời.
+ Điều khoản bảo hiểm trường hợp xe tạm nhập, tái xuất
+ Điều khoản bảo hiểm ô tô và xe máy chuyên dùng
Cơ sở bồi thường thiệt hại vật chất xe cơ giới
– Cơ sở bồi thường thiệt hại vật chất xe cơ giới là giá trị thực tế của xe cơ giới trên thị trường ngay trước thời điểm xảy ra tổn thất.
– Để có cơ sở xác định giá trị thực tế này, yêu cầu người bảo hiểm và người được bảo hiểm phải thống nhất được giá trị thực tế của xe ngay tại thời điểm tham gia bảo hiểm.
– Việc xác định giá trị thực tế của xe đang lưu thông được căn cứ vào giá cả thực tế trên thị trường, việc định giá trị xe loại này chỉ mang tính tương đối vì ở mỗi địa bàn khác nhau là khác nhau, do đó người ta thường căn cứ vào giá gốc, khấu hao và chi phí sửa chữa lớn để tính toán.
– Đối với xe nhập khẩu thì căn cứ vào giá nhập khẩu (CIF) và các loại thuế như: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế trước bạ, thuế giá trị gia tăng (GTGT) và lệ phí biển xe.
Các loại hình bảo hiểm xe cơ giới
Hiện nay, có rất nhiều loại hình bảo hiểm xe cơ giới mà mọi người có thể lựa chọn. Nhiều công ty cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhưng không giống nhau, nên nhiều người có thể phân vân không biết nên chọn nhà cung cấp bảo hiểm nào. Thông thường, chúng ta sẽ dựa vào Luật do nhà nước ban hành để lựa chọn bảo hiểm. Các loại hình bảo hiểm chính gồm 4 loại:
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc cho chủ xe cơ giới.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hàng hóa vận chuyển trên xe.
- Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới.
- Bảo hiểm cho người ngồi trên xe và tai nạn lái phụ xe.
Bảo hiểm xe cơ giới có bắt buộc không?
Trong 4 loại trên thì bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc cho chủ xe cơ giới là bảo hiểm mà tất cả cá nhân, tổ chức nếu sở hữu xe cơ giới đều phải mua theo Thông tư số 22/2016/TT-BTC. Đồng thời thì mỗi chủ sở hữu 1 xe cơ giới không được tham gia hai hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự trở lên.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là gì”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Khi bạn đăng kí mua và sử dụng bảo hiểm xe cơ giới thì trên giấy chứng nhận bảo hiểm sẽ ghi thời hạn của bảo hiểm. Thời điểm bắt đầu bảo hiểm có hiệu lực là khi chủ xe cơ giới thanh toán đầy đủ phí bảo hiểm. Thời hạn để sử dụng giấy chứng nhận bảo hiểm là 1 năm. Trừ một số trường hợp sẽ có thể hạn dưới 1 năm (theo Thông tư số 22/2016/TT-BTC):
Xe cơ giới từ nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam dưới 1 năm.
Hạn sử dụng của xe cơ giới dưới 1 năm.
Xe cơ giới đăng ký tạm thời theo quy định pháp luật như xe phục vụ hội nghị, thể thao theo yêu cầu của Chính phủ hoặc Bộ công an, ô tô sát hạch, xe mới lắp ráp tại Việt Nam đưa vào thử nghiệm…
Chủ xe cơ giới có nhiều xe tham gia bảo hiểm vào thời điểm khác nhau trong năm nhưng đến năm tiếp theo có nhu cầu đưa về cùng thởi điểm bảo hiểm để quản lý. Thời hạn bảo hiểm các xe này có thể dưới 1 năm và bằng thời gian hiệu lực còn lại của hợp đồng đầu tiên của năm đó. Những năm tiếp theo khi tham gia bảo hiểm thì thời hạn bảo hiểm vẫn là 1 năm.
Khi tham gia bảo hiểm xe cơ giới nếu xảy ra va chạm, tổn thất ngoài ý muốn thì chủ sở hữu xe cơ giới sẽ được đơn vị cung cấp giấy chứng nhận bảo hiểm chi trả những chi phí hợp lý và cần thiết để giảm thiểu chi phí. Những rủi ro đó là:
Cháy nổ, va chạm, lật đổ bất ngờ sẽ tùy vào mức độ thiệt hại và gói bảo hiểm để bồi thường.
Tác động, rủi ro khách quan từ thiên nhiên hoặc từ xã hội như đập phá, mất cắp.
Ngoài những trường hợp được chi trả trên, thì cũng có một số rủi ro khác mà chủ xe cơ giới sẽ không được bảo hiểm chi trả:
Tổn thất trong vi phạm pháp luật: lái xe không bằng lái, cố ý gây tai nạn, sử dụng các chất kích thíchm rượu bia khi điều khiển xe, xe không đăng kiểm, xe chở quá tải trọng, nổ trái phép, đi vào đường cấm…
Tổn thất do hậu quả từ khủng bố, chiến tranh.
Hao mòn tự nhiên, hư hỏng do chữa thêm.
Tai nạn bên ngoài lãnh thổ Việt Nam
Ngoài bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc thì bạn có thể đăng kí tham gia bảo hiểm tự nguyện. Tùy thuộc vào loại xe cơ giới mà bạn sở hữu và mục đích sử dụng xe mà bạn lựa chọn bảo hiểm phù hợp. Bạn có thể mua bảo hiểm vật chất vì:
Được bồi thường chi phí tài chính nếu phát sinh tai nạn.
Biết rõ và yên tâm về quyền lợi, mức trách nhiệm bồi thường được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm.
Phạm vi bảo hiểm rất rộng với các mức phí khác nhau vì vậy mà chủ sở hữu xe cơ giới có thể chọn lựa dễ dàng.
Khi mua bảo hiểm xe cơ giới thì bạn cần phải tìm hiểu và cân nhắc kỹ các hình thức và điều khoản bảo hiểm. Các mức bảo phải phải phù hợp với nhu cầu, mục đích của bản thân và khả năng tài chính của mình trước khi ký hợp đồng bảo hiểm.