Thưa luật sư, con trai tôi có mua bảo hiểm cho vợ chồng tôi vì nó đi làm xa với phòng khi ốm đau. Nó có đưa tiền cho tôi và nói đóng tiền bảo hiểm tiền gửi. Tôi thắc mắc không biết Bảo hiểm tiền gửi được tính như thế nào? Bạn tôi cũng mua bảo hiểm nhân thọ như mà tiền phải đóng ít hơn của tôi với chồng tôi? Tôi cũng qua đó muốn nhờ luật sư tư vấn Cách tính phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định hiện nay? Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thuộc đơn vị nào? Mong luật sư giải đáp.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thuộc đơn vị nàoi? Cụ thể ra sao Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên thì hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của Luật sư X để làm rõ vấn đề nhé!
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư 24/2014/TT-NHNN
- Luật Bảo hiểm tiền gửi
Phí bảo hiểm tiền gửi là gì?
Căn cứ theo quy định công văn Số: 397/CV-BHTG8 V/v hướng dẫn tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi có nêu định nghĩa về bảo hiểm tiền gửi như sau:
Phí bảo hiểm tiền gửi là Khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nghĩa vụ phải nộp cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để được bảo hiểm cho tiền gửi của khách hàng. Phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;
Theo đó chúng ta có thể hiểu bảo hiểm tiền gửi là một sự bảo đảm cho quyền lợi của người có tiền gửi tiết kiệm theo hợp đồng bảo hiểm. Nếu có rủi ro với đơn vị gửi tiền tiết kiệm như ngân hàng hay tổ chức tài chính thì bên bảo hiểm tiền gửi sẽ tiến hành chi trả theo quy định khi ký kết. Mức chi trả tối đa hiện nay được thực hiện khi có rủi ro xảy ra với sô tiền bảo hiểm theo hợp đồng. Theo đó thì các loại hình bảo hiểm này khác hẳn với các loại bảo hiểm bạn từng nghe thấy như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe hay bảo hiểm du lịch nhằm bảo vệ cho chúng ta trước các rủi ro liên quan đến sức khỏe.
Công thức tính phí bảo hiểm tiền gửi:
Phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho mỗi quý (mỗi kỳ) được tính theo công thức sau:
P = {[(S0 + S3)/2 +S1 +S2]/3} x m/4
Trong đó:
– P là số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp trong quý thu phí (quý hiện hành);
– S0 là số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm đầu tháng thứ nhất của quý trước sát với quý thu phí bảo hiểm tiền gửi;
– S1 , S2 , S3 là số dư tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm ở cuối các tháng thứ nhất, thứ hai, thứ ba của quý trước sát với quý thu phí bảo hiểm tiền gửi;
– 0,15/100*4là tỷ lệ phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho một quý trong năm.
Theo đó khi tính phí bảo hiểm cần lưu ý thực hiện đúng quy định và căn cứ và cơ sở tính phí bảo hiểm để xác định phí bảo hiểm và căn cứ dựa trên hợp đồng bảo hiểm để tính các loại phí này.
Tiền gửi được bảo hiểm bao gồm:
– Tiền gửi bằng đồng Việt Nam có trên tài Khoản tiền gửi của khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mở và sử dụng tài Khoản tiền gửi tại Tổ chức tín dụng bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn; tiền gửi có kỳ hạn; tiền gửi vốn chuyên dùng;
– Tiền gửi Tiết kiệm bằng đồng Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước bao gồm: tiền gửi Tiết kiệm không kỳ hạn; tiền gửi Tiết kiệm có kỳ hạn; tiền gửi Tiết kiệm khác;
– Tiền mua các giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu …) bằng đồng Việt Nam do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
Như vậy chúng ta có thể thấy bảo hiểm tiền gửi có nhiều loại khác nhau trong đó các loại bảo hiểm tiền gửi được bảo hiểm là cơ sở để tính bảo hiểm tiền gưi trong những trường hợp cụ thể sẽ có loại bảo hiểm tiền gửi khác nhau. Như vậy chúng ta thấy vai trò nổi bật của hoạt động bảo hiểm tiền gửi là tác động thúc đẩy nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng hướng tới thu hút tối đa nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong cộng đồng xã hội trên cơ sở các bên cùng có lợi. Đối với người gửi tiền, hoạt động của bảo hiểm tiền gửi góp phần củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hàng chục triệu người gửi tiền.
Tiền gửi bằng đồng Việt Nam của người gửi tiền sau đây không được bảo hiểm:
– Tiền gửi của người gửi tiền là cổ đông sở hữu trên 10% vốn Điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;
– Tiền gửi của người gửi tiền là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó;
– Tiền gửi dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người gửi tiền thể hiện trên tài Khoản tiền ký qũy bằng đồng Việt Nam bao gồm: Tiền gửi để đảm bảo thanh toán Séc; Tiền gửi để mở Thư tín dụng (L/C); Tiền gửi để bảo đảm thanh toán Thẻ; Ký quý bảo lãnh; Ký quỹ đảm bảo thuê tài chính; Ký quỹ bảo đảm các Khoản thanh toán khác;
– Tiền mua giấy tờ có giá vô danh được tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
Như vậy bên cạnh những trường hợp tiền gửi được bảo hiểm cũng có những trường hợp tiền gửi không được bảo hiểm trong các trường hợp chúng tôi nêu như trên sẽ không được bảo hiểm. Nhà nước ban hành chính sách tiền gửi tiết kiệm nhằm mục đích để bảo vệ người gửi tiền tại các ngân hàng và tổ chức tài chính. và đảm bảo cho hệ thống tài chính quốc gia ổn định không bị ảnh hưởng từ đó có thể xây dựng củng cố thị trường tài chính an toàn có tính cạnh tranh công bằng. Quy định rõ trách nhiệm quyền hạn của mỗi đối tượng tham gia hạng mục tiết kiệm bao gồm: người gửi tiết kiệm, đơn vị nhận gửi tiền tiết kiệm, đơn vị bảo hiểm tiền tiết kiệm.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thuộc đơn vị nào?
Điều 8 Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) quy định:
– Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về BHTG.
– Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về BHTG. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý Nhà nước về BHTG.
– UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện quản lý Nhà nước về BHTG tại địa phương.
Về việc kiểm tra, giám sát, Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý Nhà nước đối với BHTG Việt Nam và chịu trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại tố cáo về BHTG, giám sát hoạt động của BHTG Việt Nam.
Bộ Tài chính kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ tài chính của tổ chức BHTG.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chính sách chế độ về lao động, tiền lương của tổ chức BHTG.
Ngoài ra, BHTG Việt Nam chịu sự thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Chính phủ và được Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán hàng năm.
Bảo hiểm tiền gửi việt nam có bao nhiêu chi nhánh?
Hiện nay với sự ra đời của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có thể nói đây là tổ chức bảo hiểm đóng vai trò quan trọng dối với nền kinh tế hiện nay đây là tổ chức tài chính Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp, mà tổ chức này chỉ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, và thực hiện các hoạt động để thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
Hiện nay, có thể thấy bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có mạng lưới hoạt động gồm có Trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội và 8 chi nhánh tại các khu vực kinh tế trọng điểm, gồm:
(1) Chi nhánh tại thành phố Hà Nội;
(2) Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh;
(3) Chi nhánh tại thành phố (TP) Đà Nẵng;
(4) Chi nhánh khu vực Đông Bắc bộ tại TP. Hải Phòng;
(5) Chi nhánh khu vực Tây Bắc Bộ tại TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ;
(6) Chi nhánh khu vực Bắc Trung bộ tại TP. Vinh, tỉnh Nghệ An;
(7) Chi nhánh khu vực Đồng bằng sông Cửu long tại TP. Cần Thơ;
(8) Chi nhánh khu vực Nam Trung bộ & Tây nguyên tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Tính đến ngày 30/6/2020, có 1.282 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi , bao gồm: 95 ngân hàng và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 01 ngân hàng Hợp tác xã và 1.182 QTDND, 04 Tổ chức tài chính vi mô.
Theo đó các tổ chức bảo hiểm tiền gửi này ra đời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền tại các tổ chức có tham gia bảo hiểm tiền gửi, có hạn chế về mặt thông tin đối với hoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi và có thể góp phần đảm bảo hệ thống tài chính ngân hàng hoạt động lành mạnh, ổn định và ngăn chặn đổ vỡ ngân hàng thông qua các hoạt động nghiệp vụ.
Bên cạnh đó thì bảo hiểm tiền gửi còn góp phần xây dựng thị trường tài chính lành mạnh, có tính cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức tài chính với quy mô và loại hình khác nhau và giảm thiểu gánh nặng cho Chính phủ trong trường hợp xử lý đổ vỡ của tổ chức tín dụng; giảm gánh nặng cho người dân đóng thuế trong trường hợp ngân hàng đổ bể (Nhà nước không phải sử dụng ngân sách để xử lý đổ vỡ của các tổ chức tín dụng).
Thông tin liên hệ
Trên đây là các thông tin của Luật sư X về vấn đề “Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thuộc đơn vị nào“ theo pháp luật hiện hành. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Ngoài ra nếu bạn đọc có quan tấm đến dịch vụ khác liên quan như tư vấn pháp lý về cách soạn thảo mẫu trích lục khai sinh bản sao. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi qua số hotline:0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Mời bạn xem thêm:
- Thẩm định tại chỗ án tranh chấp đất
- Người ở nước ngoài ủy quyền bán đất
- Thời gian thực hiện cưỡng chế thu hồi đất
- Chủ đất không chịu sang tên sổ đỏ phải xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Vai trò của bảo hiểm tiền gửi vì bảo hiểm tiền gửi là sản phẩm của nền kinh tế thị trường và chỉ xuất hiện trong nền kinh tế thị trường nên vai trò của bảo hiểm tiền gửi xuất phát từ bản chất của hoạt động tài chính luôn gắn liền với yếu tố niềm tin, mang tính nhạy cảm, và có tính lan truyền cao. Trong hoạt động ngân hàng, nếu niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống tài chính và ngân hàng bị khủng hoảng, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của một tổ chức tín dụng đơn lẻ mà còn tác động đến toàn bộ nền kinh tế. Niềm tin của người gửi tiền đối với hệ thống tài chính và ngân hàng là rất quan trọng vì niềm tin đó thường dựa vào các yếu tố tâm lý và khi họ gửi tiền vào ngân hàng họ thường đặt ra câu hỏi liệu tiền gửi của mình vào ngân hàng có an toàn không? Và hoạt động của ngân hàng nhận tiền gửi có ổn định không, Hay trong các trường hợp xấu nhất xảy ra thì liệu họ có bị mất số tiền đã gửi hay không.
Theo điều 6, Luật bảo hiểm tiền gửi và điều 4, Nghị định 68/2013/NĐ-CP ngày 28/6/2013 của Chính phủ, một số đối tượng sau bắt buộc tham gia BHTG gồm:
Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân như ngân hàng thương mại, hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật của tổ chức tín dụng.
Những tổ chức tiền gửi của cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng.
Theo điều 15, bộ luật này quy định: “Tổ chức tham gia BHTG phải niêm yết công khai bản sao Chứng nhận tham gia BHTG tại tất cả các điểm giao dịch có nhận tiền gửi”, điều này nhằm giúp người gửi tiền có thể nhận biết tổ chức đó đã tham gia hay chưa. Sau đây là những thông tin mà một chứng nhận cần có:
Tên tổ chức cấp chứng nhận tham gia Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Tên tổ chức được cấp chứng nhận tham gia
Nội dung chứng nhận: Đã tham gia bảo hiểm tiền gửi kể từ ngày…tháng …năm
Đây là tổ chức tài chính được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách công về bảo hiểm tiền gửi, thuộc sự quản lý của tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, với các vai trò quan trọng như:
Quy định trách nhiệm và quyền hạn của từng đối tượng tham gia.
Góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, xây dựng thị trường tài chính ổn định, an toàn và cạnh tranh công bằng.
Với nền kinh tế, hoạt động của tổ chức này góp phần duy trì sự ổn định về chính trị, an ninh và trật tự xã hội, tiền đề cho ổn định và phát triển kinh tế.
Sau đây là một số nhiệm vụ và quyền hạn mà các tổ chức này phải thực hiện theo luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành là:
Xây dựng chiến lược phát triển để Thủ tướng phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Kiến nghị, đề xuất về việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chủ trương, chính sách về bảo hiểm tiền gửi
Yêu cầu tổ chức tham gia BHTG cung cấp thông tin về tiền gửi được bảo hiểm theo định kỳ hay đột xuất.
Quản lý, sử dụng và bảo toàn nguồn vốn
Chi trả và ủy quyền chi trả tiền cho người được bảo hiểm theo quy định của các văn bản pháp luật liên quan.
Các điều khoản khác