Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc rằng, bảo hiểm thất nghiệp có bắt buộc không? Mong được Luật sư giải đáp! Cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật sư. Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề… Nhưng nhiều người vẫn thắc mắc rằng, liệu có bắt buộc đóng bảo hiểm thất nghiệp không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Bảo hiểm thất nghiệp có bắt buộc không?” qua bài viết này nhé!
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm thất nghiệp có bắt buộc không?
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013).
Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013, cả người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm tham gia loại hình bảo hiểm này.
Điều 42 Luật Việc làm 2013 đặt ra 04 chế độ quyền lợi cho người tham gia (bao gồm cả người lao động và người sử dụng lao động), đó là:
- Trợ cấp thất nghiệp;
- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
- Hỗ trợ học nghề;
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.
Bảo hiểm thất nghiệp có bắt buộc không?
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp 2022
Theo Điều 57 Luật Việc làm 2013, mức đóng hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động như sau:
– Người lao động đóng 1% tiền lương tháng;
– Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia.
Trong đó, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, với mức lương đóng tối đa như sau:
+ Người lao động theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Mức lương đóng tối đa = 20 tháng lương cơ sở = 29,8 triệu đồng/tháng
+ Người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:
Mức lương đóng tối đa = 20 tháng lương tối thiểu vùng
Điều kiện được hỗ trợ học nghề
Căn cứ Điều 55 Luật Việc làm năm 2013, người lao động tham gia BHTN được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau:
1 – Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
2 – Đã nộp hồ sơ hưởng BHTN tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
3 – Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ. Trừ các trường hợp:
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.
+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.
+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.
+ Chết.
4 – Đã đóng BHTN từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
Cách tính trợ cấp thất nghiệp hiện nay như sau:
Mức hưởng hàng tháng | = | Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp | x | 60% |
– Mức hưởng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở (đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định) hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng (đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định).
– Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 – 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
– Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Mức hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm
Theo Điều 54 của Luật Việc làm, người lao động thất nghiệp có nhu cầu tìm kiếm việc làm được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.
Mức hỗ trợ học nghề
Theo Quyết định 17/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mức hỗ trợ học nghề đối với người tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:
– Người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa 4,5 triệu đồng/người/khóa đào tạo.
– Người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa 1,5 triệu đồng/người/tháng.
Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp không bắt buộc với tất cả các đối tượng mà chỉ bắt buộc với các đối tượng được quy định cụ thể tại Luật Việc làm 2013. Điều 43 Luật Việc làm 2013 chỉ rõ hai nhóm đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể là:
Đối với người lao động
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
- Không xác định thời hạn;
- Xác định thời hạn;
- Theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trường hợp ngoại lệ: Người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Đối với người sử dụng lao động
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác
- Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động đã nêu.
Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.
Như vậy, bảo hiểm thất nghiệp chỉ bắt buộc đối với 02 nhóm đối tượng là người lao động và người sử dụng lao động lần lượt được quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 43 Luật Việc làm 2013 mà không bắt buộc với tất cả các đối tượng.
Những trường hợp không bắt buộc đóng bảo hiểm thất nghiệp
Những trường hợp không bắt buộc đóng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
- Những đối tượng không thuộc trường hợp đối tượng được quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 43 Luật Việc làm 2013.
Ví dụ cán bộ, công chức là người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc đối tượng như trên, thì sẽ không phải tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp.
- Những đối tượng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 nhưng đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình theo Khoản 2 Điều 43 Luật Việc làm 2013.
Theo quy định tại điều 43 Luật việc làm 2013 về đối tượng bắt buộc tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp là những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc dù là ngắn hạn, dài hạn hoặc có thể là làm việc theo hợp đồng thời vụ. Do đó, có thể thấy đặc điểm nổi bật đối với đối tượng tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp là phải làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Vì thế, đối với những trường hợp không có hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì sẽ không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Bên cạnh đó, những đối tượng có hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì sẽ không bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp bởi bản chất của bảo hiểm thất nghiệp là một loại bảo hiểm xã hội hỗ trợ người lao động trong trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với đơn vị sử dụng lao động mà chưa có được nguồn thu nhập. Những đối tượng này đặc biệt là người đang hưởng lương hưu, trên thực tế khi chấm dứt hợp đồng lao động vẫn được hưởng một khoản tiền được chi trả bởi nhà nước vì thế sẽ không thuộc đối tượng tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Mời bạn xem thêm:
- Làm 10 năm được hưởng mấy tháng thất nghiệp?
- Cách viết đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp qua thẻ atm
- Đi làm bảo hiểm thất nghiệp cần những gì?
- Nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Bảo hiểm thất nghiệp có bắt buộc không?”. Chúng tôi hi vọng rằng, bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, thành lập công ty con, hợp thức hóa lãnh sự, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, mẫu giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X. Hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BH thất nghiệp.
– Mức đóng BH thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động.
– Mức hưởng BH thất nghiệp được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BH thất nghiệp.
– Việc thực hiện BH thất nghiệp phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia.
– Quỹ BH thất nghiệp được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm an toàn và được Nhà nước bảo hộ”.
Bảo hiểm xã hội mở rộng đối tượng, thành lập quỹ Bảo hiểm xã hội độc lập với ngân sách Nhà nước do sự đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước, thành lập cơ quan chuyên trách để quản lý quỹ và giải quyết các chế độ trợ cấp.
Ngày 16/02/1995, Chính phủ có Nghị định số 19/CP thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên cơ sở thống nhất chức năng, nhiệm vụ các bộ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Ngày 1-1-2009 Nghị định 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực thi hành. Đây cũng là lần đầu tiên bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng và như vậy Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm 2009.