Bản tường trình sự việc vi phạm là một văn bản được lập để báo cáo chi tiết về một sự cố hoặc hành động vi phạm quy định, luật pháp, nội quy của tổ chức hoặc cơ quan. Bản tường trình này thường được yêu cầu khi có một sự cố cần phải được điều tra và xử lý theo quy định. Nó cung cấp thông tin cụ thể và chính xác về sự việc, giúp các cơ quan chức năng hoặc cấp quản lý nắm rõ tình hình và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, cách viết Bản tường trình sự việc vi phạm như thế nào? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Bản tường trình sự việc vi phạm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–***—–
………………….., ngày…. tháng…. năm…..
BẢN TƯỜNG TRÌNH
(Về việc……………..…………….…..)
Tôi tên:………….…………………………..……….. sinh ngày …/…/…………….……
CMND số:……………………. cấp ngày …/…/……. Tại…………………..……………..
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………..……..
Chỗ ở hiện tại:………………………….……………………………………………………
Tôi xin trình bày nội dung sự việc như sau:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tôi cam đoan nội dung trên là đúng sự thật.
Người viết (ký, ghi rõ họ tên) …………………………… |
Tải về bản tường trình sự việc vi phạm
Bản tường trình sự việc vi phạm được lập ra với nhiều mục đích và vai trò quan trọng trong việc xử lý các hành vi vi phạm. Bản tường trình giúp cung cấp một cái nhìn toàn diện về sự việc đã xảy ra, bao gồm thời gian, địa điểm, các bên liên quan và diễn biến của sự việc. Điều này giúp các cơ quan chức năng hoặc ban quản lý hiểu rõ hơn về tình hình. Tải về bản tường trình sự việc vi phạm tại đây:
>> Xem thêm: Cách tính lương hưu với sĩ quan quân đội
Hướng đẫn viết bản tường trình: Khi viết bản tường trình cần chú ghi đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ: Viết in hoa và chính xác
+ Địa điểm và thời gian viết bản tường trình: Cần phải viết cụ thể thời gian và địa điểm của nội dung cần tường trình.
+ Tên văn bản: Ghi rõ sự việc cần tường trình là gì
+ Kính gửi: ghi cụ thể cá nhân hoặc cơ quan, đơn vị tiếp nhận bản tường trình
+ Thông tin của người viết bản tường trình: Ghi rõ họ và tên, ngày/tháng/năm, quê quán, nơi ở hiện tại, nghề nghiệp đúng như CMND hoặc CCCD.
+ Nội dung chính của bản tường trình: Thường sẽ bao gồm thời gian, địa điểm xảy ra sự việc, danh sách những cá nhân, tổ chức có liên quan đến sự việc, người làm chứng; Trình tự, cũng như diễn biến, tình tiết của sự việc; Nguyên nhân của sự việc: có thể sẽ gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan; Mức độ thiệt hại (nếu có); Trách nhiệm của người viết bản tường trình nếu như sự việc nói trên gây ra hậu quả; Những đề nghị cụ thể (nếu thấy cần thiết).
Lưu ý: Tường trình là việc một người nào đó tự mình kể lại sự việc, do đó, những nội dung được kê khai cần đảm bảo tính chính xác. Bởi vì người kê khai sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính xác thực của những thông tin được trình bày trong Bản tường trình đó.
Quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động khi vi phạm nội quy
Xử lý kỷ luật lao động khi vi phạm nội quy là quy trình nhằm đảm bảo tính nghiêm minh, kỷ cương trong doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động. Quy trình xử lý kỷ luật lao động phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Bộ luật Lao động và các quy định pháp luật khác liên quan.Người lao động có quyền khiếu nại, tố cáo nếu cho rằng quyết định xử lý kỷ luật là không đúng quy định hoặc không công bằng.
Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 122 Bộ luật lao động 2015:
– Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
– Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
– Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
– Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.”
Theo đó nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động, khi xử lý kỷ luật người lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên. Việc xử lý kỷ luật phải đảm bảo quyền đối với người chưa đủ 15 tuổi, trường hợp này phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật. Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa.
Nguyên tắc tiếp theo trong xử lý kỷ luật là không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động. theo đó khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
Việc xử lý vi phạm nội quy bị hạn chế về đối tượng xử lý, Bộ luật lao động quy định rõ không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
+ Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
+ Đang bị tạm giữ, tạm giam;
+ Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
+ Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, nội quy lao động đặt ra yêu cầu người lao động phải tuân thủ, những người lao động nhằm đảm bảo trật tự lao động, các nguyên tắc lao động. Trường hợp người lao động vi phạm nội quy lao động sẽ phải lập bản tường trình gửi thủ trưởng cơ quan nhằm trình bày sự việc và cam kết về việc thực hiện nội quy lao động và chấp nhận hình thức kỷ luật.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Bản tường trình sự việc vi phạm”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Nếu người lao động vi phạm nội quy công ty nhưng hành vi đó thuộc một trong các trường hợp trên thì công ty có thể áp dụng hình thức sa thải đối với người lao động.
Thông thường, học sinh sẽ viết bản tường trình khi mắc phải một số lỗi vi phạm nội quy trường lớp như đánh nhau, bỏ học , bỏ tiết , điểm kém, nghỉ học… Do đó, bản tường trình cần phải thể hiện chi tiết sự việc xảy ra cũng như khuyết điểm của học sinh. Cụ thể:
– Ở phần đầu bản tường trình: Người viết bản tường trình hi rõ thông tin cá nhân như họ tên, tên lớp, trường…
– Phần nội dung bản tường trình: Đây được xem là là phần quan trọng nhất của bản tường trình, thầy cô giáo sẽ căn cứ vào phần này để đánh giá thái độ thành thật nhận lỗi của học sinh, sau đó sẽ đưa ra quyết định về hình phạt.
Ở phần nay, người viết bản tường trình cần thành thật trình bày lại sự việc một cách ngắn gọn nhưng đảm bảo đầy đủ các nội dung chính.
Ví dụ, khi viết bản tường trình về việc đánh nhau, cần viết theo trình tự diễn biến sự việc (qua các mốc thời gian), trong đó nêu rõ nguyên nhân xảy ra đánh nhau…
– Phần cuối bản tường trình: Học sinh tự nhận lỗi của bản thân và cam đoan những nội dung trình bày trên là đúng với sự thật, đồng thời hứa sẽ không tái phạm.