Xin chào Luật sư X, tôi thuê trọ ở Hà Nội để tiện sinh sống và lập nghiệp. Nhưng chủ trọ yêu cầu tôi phải có bản sao hộ khẩu để đăng ký thường trú. Vậy bản sao sổ hộ khẩu là gì? Xin được tư vấn.
Chào bạn, hộ khẩu là một phương pháp quản lý dân số chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Vậy bản sao sổ hộ khẩu là gì? Thời hạn sử dụng được không bao lâu? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 23/2015/NĐ-CP
Sổ hộ khẩu là gì?
Hộ khẩu là một phương pháp quản lý dân số chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Chế độ hộ khẩu ở Việt Nam được hình thành nhằm mục đích kiểm soát trật tự xã hội và quản lí kinh tế của đất nước. Nó chủ yếu được sử dụng ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam và một số các quốc gia khác.
Hệ thống này xuống một phần từ các hệ thống đăng ký hộ gia đình Trung Quốc thời cổ đại. Hệ thống đăng ký hộ khẩu cũng có ảnh hưởng tới hệ thống quản lý công dân tại các quốc gia Đông Á láng giềng như hệ thống hành chính công của Nhật Bản và Hàn Quốc, Việt Nam. Tại nhiều nước khác, Chính phủ cũng có các loại giấy tờ xác định nơi cư trú của công dân (mục đích tương tự như hộ khẩu, chỉ khác về tên gọi), như Hoa Kỳ quản lý công dân qua các “mã số công dân”, các nước EU thì đã thống nhất sử dụng “hộ chiếu EU” là sự hợp nhất bốn loại giấy tờ: hộ khẩu, hộ tịch, CMND, hộ chiếu theo cách gọi ở Việt Nam.
Cơ quan Công an là bộ phận cấp sổ hộ khẩu. Khi có sự thay đổi chỗ ở, nhân sự hay các vấn đề liên quan đến quyền lợi như phân chia ruộng đất, nhà ở, việc làm, giấy tờ… công dân phải tiến hành thay đổi hộ khẩu. Các thủ tục có thể bao gồm: Tách, nhập, khai báo tạm trú, tạm vắng…
Thời hạn sử dụng của Sổ hộ khẩu
Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân (khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú số 81/2006/QH11).
Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 10 Thông tư số 35/2014/TT-BCA, công dân thay đổi nơi thường trú ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh, ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì được cấp Sổ hộ khẩu mới.
Như vậy, Sổ hộ khẩu không có thời hạn sử dụng mà Sổ hộ khẩu được sử dụng lâu dài.
Lưu ý:
Người trong hộ gia đình có trách nhiệm bảo quản, sử dụng Sổ hộ khẩu đúng quy định. Phải xuất trình khi cán bộ Công an có thẩm quyền kiểm tra.
Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, thế chấp, cho mượn, cho thuê hoặc sử dụng Sổ hộ khẩu trái pháp luật;
Thay đổi nơi thường trú thuộc một trong các trường hợp đã nêu tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 35/2014 thì được cấp sổ mới, sổ bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại.
Bản sao sổ hộ khẩu là gì?
Bản sao là sổ hộ khẩu bản ghi chép, thể hiện một cách nguyên văn, đầy đủ, chính xác nội dung của bản chính hay bản gốc hay phần cần sao của sổ hộ khẩu gốc và được trình bày theo thể thức quy định.
Bản sao sổ hộ khẩu phải được thực hiện từ bản chính hoặc bản sao y bản chính, ghi rõ ngày, tháng, năm và phải được cá nhân, cơ quan có thẩm quyền kí chứng thực xác nhận.
Thẩm quyền cấp bản sao:
1) Cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và có lưu trữ bản chính có thẩm quyền cấp bản sao;
2) Phòng công chứng, Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền công chứng, chứng thực cấp bản sao cho cá nhân, tổ chức có bản chính trình cấp.
Bản sao Sổ hộ khẩu có thời hạn bao lâu?
Trước tiên, cần phải khẳng định, hiện nay, chưa có văn bản nào quy định về thời hạn sử sụng của bản sao chứng thực từ bản chính hay bản sao được cấp từ sổ gốc.
Tại Điều 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, giá trị pháp lý của bản sao được xác định như sau:
(i) Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch;
(ii) Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.
Tuy nhiên, trong thực tiễn, bản sao được xác định thời hạn theo thời hạn của giấy tờ được sử dụng để chứng thực, cụ thể:
(i) Bản sao “vô hạn”: Là bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có giá trị vô hạn như bản sao được chứng thực từ bảng điểm, bằng cử nhân, bằng lái xe hạng A1, A2… có giá trị vô hạn, trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ.
(ii) Bản sao “hữu hạn”: Bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ xác định thời hạn như Phiếu lý lịch tư pháp (6 tháng), Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (6 tháng), Chứng minh nhân dân (15 năm)… thì bản sao chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng.
Theo đó, bản sao Sổ hộ khẩu không có thời hạn sử dụng. Song, thông thường cơ quan tiếp nhận chỉ chấp nhận bản sao chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc trong vòng 03 – 06 tháng để đảm bảo tính cập nhật, xác thực của Sổ hộ khẩu.
Chứng thực sổ hộ khẩu ở đâu?
Chứng thực sổ hộ khẩu là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính sổ hộ khẩu của hộ gia đình hoặc cá nhân để chứng thực bản sao số hộ khẩu là đúng với bản chính. Tuy nhiên, để tìm câu trả lời cho câu hỏi “Chứng thực sổ hộ khẩu ở đâu” chúng ta cần biết cơ quan nào có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính.
Cơ quan có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính được quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Theo đó, cá nhân có nhu cầu chứng bản sao có thể đến các cơ quan có thẩm quyền sau đây:
Thứ nhất: Phòng tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố (Sau đây gọi tắt là Phòng tư pháp)
Thứ hai: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã)
Thứ ba: Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện)
Thứ tư: Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận; Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch.
Có thể bạn quan tâm
- Rủi ro khi mua đất không có sổ đỏ là gì, xử lý ra sao?
- Cách mua đất không có giấy tờ nhanh, đơn giản
- Ai được nhận thế chấp quyền sử dụng đất theo QĐ
- Trường hợp không được thế chấp quyền sử dụng đất hiện nay
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư X tư vấn về vấn đề “Bản sao sổ hộ khẩu là gì?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: hợp thức hóa lãnh sự, tìm hiểu về thủ tục giải thể công ty bị đóng mã số thuế; hay tìm hiểu về mẫu hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tra số mã số thuế cá nhân; … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trong trường hợp, người yêu cầu chứng thực già yếu, không thể đi lại, đang bị tạm giam, tam giữ, đang phải thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác thì cán bộ Phòng tư pháp, Uỷ ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện, Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đến nơi ở của người yêu cầu chứng thực để chứng thực các giấy tờ trên.
khi chứng thực sổ hộ khẩu bắt buộc photo tất cả các trang đã ghi thông tin. Cụ thể, phải photo đầy đủ trang bìa và các trang của sổ đã ghi thông tin liên quan đến các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu.
Theo Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định về đăng ký tạm trú như sau:
Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình đã đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Luật Cư trú. Sổ hộ khẩu có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Công dân thay đổi nơi thường trú ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh, ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì được cấp sổ hộ khẩu mới.
Như vậy, khi bạn đăng kí thường trú thì sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình.