Hiện nay có nhiều dịch vụ cho thuê phần mềm như dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm, dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm,… Vậy bản quyền phần mềm có chịu thuế GTGT không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 71/2007/NĐ-CP;
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2019;
- Thông tư 219/2013/TT-BTC.
Dịch vụ phần mềm bao gồm những dịch vụ nào?
Theo khoản 10 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định về dịch vụ phần mềm như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
10. Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.”
Theo đó căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định về hoạt động công nghệ phần mềm như sau:
“Điều 9. Hoạt động công nghiệp phần mềm
3. Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:
a) Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;
b) Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;
e) Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;
d) Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;
đ) Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;
e) Dịch vụ tích hợp hệ thống;
g) Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;
h) Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;
i) Các dịch vụ phần mềm khác.”
Dịch vụ phần mềm có phải là đối tượng chịu thuế hay không?
Tại khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2019 quy định như sau:
“Điều 22. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
1. Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.
Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.”
Theo khoản 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:
“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ quy định pháp luật vừa nêu trên thì việc chuyển giao công nghệ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ không phải chịu thuế GTGT. Phần mềm làm một chương trình máy tính máy tính dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ,… được khởi chạy trên máy tính để thực hiện một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Phần mềm bao gồm sản phẩm phần mềm và cả dịch vụ phần mềm không phải chịu thuế GTGT
Theo quy định thì dịch vụ phần mềm không phải chịu thuế GTGT nhưng dịch vụ phần mềm không bao gồm dịch vụ cho thuê phần mềm. Do đó, dịch vụ cho thuê phần mềm vẫn là đối tượng chịu thuế GTGT.
Dịch vụ cho thuê phần mềm chịu thuế GTGT bao nhiêu phần trăm?
Trường hợp công ty bạn cho thuê phần mềm cho các cá nhân, tổ chức ở nước ngoài thì căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về thuế suất 0% như sau:
“Điều 9. Thuế suất 0%
1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
b) Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.
Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ. Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Trường hợp cung cấp dịch vụ mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn ra ở ngoài Việt Nam nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai người nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất 0% trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Trường hợp, hợp đồng không xác định riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xác định theo tỷ lệ (%) chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí.
Cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ là người nộp thuế tại Việt Nam phải có tài liệu chứng minh dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam.
Trường hợp dịch vụ cho thuê phần mềm của công ty bạn chỉ hoạt động trong nước thì căn cứ theo Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về thuế suất 10% như sau:
“Điều 11. Thuế suất 10%
Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.
Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.
Ví dụ 50: Hàng may mặc áp dụng thuế suất là 10% thì mặt hàng này ở khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại đều áp dụng thuế suất 10%.
Phế liệu, phế phẩm được thu hồi để tái chế, sử dụng lại khi bán ra áp dụng mức thuế suất thuế GTGT theo thuế suất của mặt hàng phế liệu, phế phẩm bán ra.
Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Trong quá trình thực hiện, nếu có trường hợp mức thuế giá trị gia tăng tại Biểu thuế suất thuế GTGT theo Danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trường hợp mức thuế GTGT áp dụng không thống nhất đối với cùng một loại hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nước thì cơ quan thuế địa phương và cơ quan hải quan địa phương báo cáo về Bộ Tài chính để được kịp thời hướng dẫn thực hiện thống nhất.”
Theo đó, tùy vào hoạt động của công ty bạn cho thuê phần mềm ở trong nước hay ngoài nước mà mức thuế phải nộp sẽ khác nhau. Với việc cho thuê phần mềm ở ngoài nước sẽ áp dụng mức thuế 5%; còn dịch vụ cho thuê phần mềm nếu hoạt động trong nước thì mức thuế phải chịu là 10%.
Thuế suất thuế GTGT của phần mềm
Đối với DN kê khai theo pp khấu trừ:
Theo điểm 21 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định: Đối tượng không chịu thuế GTGT:
“21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.”.
Đối với DN kê khai theo pp trực tiếp:
Theo khoản 2 Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC:
“Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này.
Ví dụ 57: Công ty TNHH A là doanh nghiệp kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Công ty TNHH A có doanh thu phát sinh từ hoạt động bán phần mềm máy tính và dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp thì Công ty TNHH A không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ (%) trên doanh thu từ hoạt động bán phần mềm máy tính (do phần mềm máy tính thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT) và phải kê khai, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 5% trên doanh thu từ dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp.”
Như vậy:
- Nguyên tắc của thuế GTGT là áp dụng thuế suất trong tất cả các khâu (trừ 1 số quy định cụ thể đích danh tại khâu đầu tiên không chịu thuế, các khâu sau chịu thuế suất 5% như nông sản chưa qua chế biến).
- Phần mềm máy tính không có quy định nào khác khoản 21, điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, do đó không phân biệt DN sản xuất phần mềm hay kinh doanh phần mềm thì vẫn thuộc diện không chịu thuế GTGT.
Mời bạn xem thêm:
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân khi sang tên sổ đỏ
- Làm sổ đỏ có cần xác nhận tình trạng hôn nhân không
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Bản quyền phần mềm có chịu thuế GTGT không?“. Hy vọng qua bài viết các bạn đã nắm được quy tắc thứ tự ưu tiên xe khi đi qua những điểm này để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bảo hộ logo độc quyền, quy định tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Hoạt động công nghiệp phần mềm là hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói; sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng; sản xuất phần mềm nhúng; hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần mềm.
Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm:
– Phần mềm hệ thống;
– Phần mềm ứng dụng;
– Phần mềm tiện ích;
– Phần mềm công cụ,
– Các phần mềm khác.
Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:
– Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;
– Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;
– Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;
– Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;
– Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;
– Dịch vụ tích hợp hệ thống;
– Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;
– Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;
– Các dịch vụ phần mềm khác.
Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm phải tuân thủ các quy định tại Điều 15 Nghị định này, các quy định của pháp luật liên quan và các quy định sau:
– Tổ chức, cá nhân không được thực hiện các hành vi nhằm có được mã nguồn của phần mềm, cấu trúc thiết kế phần mềm, hay các nội dung cơ bản của phần mềm, tài liệu phần mềm khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu phần mềm.
– Cá nhân được thuê nghiên cứu – phát triển phần mềm hoặc bất cứ cá nhân nào tiếp cận phần mềm đều không được sao chép, sử dụng phần mềm, tài liệu phần mềm, cấu trúc phần mềm, mã nguồn phần mềm hay các nội dung cơ bản của phần mềm mà mình được tiếp cận vào bất cứ mục đích gì khi chưa được sự cho phép của chủ đầu tư nghiên cứu – phát triển phần mềm đó.