“Xin chào luật sư. Bản quyền là gì? Loại tác phẩm nào được bảo hộ bản quyền? Theo quy định hiện nay, bản quyền áp dụng thế nào cho video trên YouTube? Tôi muốn đăng ký bản quyền cho video trên YouTube cần thực hiện thủ tục như thế nào? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Bản quyền là gì? Loại tác phẩm nào được bảo hộ bản quyền?
Ở nhiều quốc gia, khi một người sáng tạo một tác phẩm nguyên gốc, cố định trong một phương tiện hữu hình, thì người này nghiễm nhiên sở hữu bản quyền đối với tác phẩm đó. Với tư cách là chủ sở hữu bản quyền, người này được độc quyền sử dụng tác phẩm. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ chủ sở hữu bản quyền mới có thể cho phép người khác sử dụng tác phẩm đó.
Các tác phẩm sau sẽ được bảo hộ bản quyền:
- Tác phẩm nghe nhìn, chẳng hạn như chương trình truyền hình, phim và video trực tuyến
- Bản ghi âm và sáng tác nhạc
- Tác phẩm viết, chẳng hạn như các bài giảng, bài báo, sách và bản sáng tác nhạc
- Tác phẩm hình ảnh, chẳng hạn như tranh vẽ, áp phích và quảng cáo
- Trò chơi điện tử và phần mềm máy tính
- Tác phẩm kịch, chẳng hạn như các vở kịch và nhạc kịch
Các ý tưởng, dữ kiện và quy trình không được bảo hộ bản quyền. Theo luật bản quyền, để đủ điều kiện được bảo hộ bản quyền, một tác phẩm phải có tính sáng tạo và phải được cố định trong một phương tiện hữu hình. Tên và tiêu đề không được bảo hộ bản quyền.
Bản quyền áp dụng thế nào cho video trên YouTube?
Tùy thuộc vào nội dung của video bạn sẽ có thể đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan phù hợp. Chủ sở hữu bản quyền video có thể sử dụng một hệ thống có tên là Content ID để dễ dàng đăng ký bản quyền youtube, xác định và quản lý nội dung của họ trên youtube. Hiện tại, youtube chỉ cấp Content ID cho các chủ sở hữu bản quyền đạt đủ các tiêu chí về nội dung video.
Ngoài content ID, youtube cũng cung cấp một số công cụ khác để quản lý bản quyền. Cụ thể như:
- Biểu mẫu web dùng để khiếu nại bản quyền.
- Chương trình xác minh nội dung (CVP).
- Copyright Match Tool.
Nếu bạn muốn sử dụng content ID, bạn có thể truy cập vào đường link này để gửi biểu mẫu về youtube xét duyệt: https://support.google.com/youtube/contact/copyright_management_tools_form
YouTube cũng đặt ra các nguyên tắc rõ ràng về cách sử dụng Content ID. Đối với những chủ sở hữu nội dung nhiều lần xác nhận nhầm quyền sở hữu, YouTube có thể ngừng cho phép truy cập vào Content ID và chấm dứt mối quan hệ đối tác.Vì vậy bạn cần cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện thao tác tự gửi biểu mẫu đăng ký sử dụng Content ID từ youtube.
Cách đăng ký bản quyền cho video trên YouTube
Ngoài hình thức đăng ký bản quyền tác giả cho video theo chính sách của youtube (đăng ký Content ID) đã nêu trên. Việc đăng ký bản quyền có thể được thực hiện tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (tức là hình thức đăng ký quyền liên quan đối với các tác phẩm ghi âm, ghi hình…) . Cụ thể như sau:
Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan được hướng dẫn tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 bao gồm các tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
- 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định nêu trên. Quý khách hàng tiến hành nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục hoặc Sở văn hóa thể thao và du lịch.
Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý giải quyết
Trong khoảng thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ giấy tờ hợp lệ. Cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền liên quan cho chủ đơn
Bước 3: Nhận kết quả
Khi đăng ký thành công bảo hộ quyền liên quan cho video tại Cục Bản quyền tác giả, Quý khách hàng sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan. Trên cơ sở giấy tờ này, Quý khách hàng sẽ được miễn trừ nghĩa vụ chứng minh chủ sở hữu khi có tranh chấp xảy ra và có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính hoặc hình sự liên quan đến hành vi vi phạm của chủ thể khác.
Bị xâm phạm bản quyền, phải làm sao?
Bước 1. Phân tích hành vi xâm phạm
Đầu tiên, cần xem xét nội dung bị nghi ngờ vi phạm để đánh giá có hay không có hành vi xâm phạm bản quyền tác giả. Nếu sự vi phạm này là hiển nhiên, khuyến cáo khách hàng nên lập vi bằng thông qua tổ chức thừa phát lại; đồng thời, để cho chắc chắn, thay mặt khách hàng gửi nội dung vi phạm đi giám định tại Trung tâm Giám định quyền tác giả, quyền liên quan của Cục Bản quyền tác giả.
Bước 2. Gửi văn bản cảnh báo
Bước tiếp theo, khách hàng gửi Thư cảnh báo tới Bên xâm phạm bản quyền của tác giả và/hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan, yêu cầu Bên xâm phạm chấm dứt ngay hành vi xâm phạm. Kèm theo Thư cảnh báo có thể gửi kèm Kết luận giám định của Trung tâm Giám định quyền tác giả, quyền liên quan. Việc gửi Thư cảnh báo không phải là thủ tục bắt buộc trong quá trình xử lý hành vi xâm phạm bản quyền nhưng là động thái cần thiết để nhắc nhở Bên xâm phạm việc họ đang vi phạm bản quyền của của tác giả và/hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
Bước 3. Nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm bản quyền đến cơ quan chức năng
Trong trường hợp, Bên vi phạm không tự động chấm dứt việc xâm phạm bản quyền sau khi đã nhận được thư cảnh báo, khách hàng tiến hành nộp hồ sơ tới cơ quan chức năng để yêu cầu cơ quan chức năng tiến hành biện pháp cần thiết xử lý hành vi xâm phạm bản quyền của Bên vi phạm.
Có thể bạn quan tâm
- Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả
- Hướng dẫn cách đăng ký bản quyền thương hiệu
- Vi phạm bản quyền trong môi trường kỹ thuật số xử lý thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Bản quyền áp dụng thế nào cho video trên YouTube?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đơn xin trích lục hồ sơ nhà đất; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Nếu bạn nhận được cảnh cáo vi phạm bản quyền thì tức là chủ sở hữu bản quyền đã gửi một yêu cầu pháp lý hoàn chỉnh và hợp lệ về việc gỡ bỏ video do video đó sử dụng nội dung được bảo vệ bản quyền của họ. Khi nhận được loại thông báo chính thức này, chúng tôi sẽ gỡ bỏ video của bạn để tuân thủ luật bản quyền.
Nếu bạn phải nhận 3 cảnh cáo vi phạm bản quyền thì: Tài khoản của bạn cùng với tất cả các kênh có liên kết với tài khoản này sẽ bị chấm dứt hoạt động. Tất cả các video đã tải lên tài khoản của bạn sẽ bị xóa. Bạn không thể tạo kênh mới.
Hoàn toàn có cách nếu bạn cho rằng video của mình là trong sạch và bị vu khống. Nếu bạn khiếu nại thành công thì video của bạn sẽ được xuất hiện trở lại, cũng như không mất bất kì lượt xem hay tiền quảng cáo kiếm được từ nó.