Hiện nay, có nhiều trường hợp ban quản lý chung cư tỏ ý sẽ vào nhà dân để kiểm tra một số thiết bị thông qua văn bản thông báo. Nhưng ban chung cư quản lý có được tự ý vào nhà dân khi chưa được phép không? Nếu chưa được phép nhưng ban quản lý vẫn tự ý vào nhà dân sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Ban chung cư quản lý có được tự ý vào nhà dân không?
Theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư 2016 (ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD ngày 15-2-2016 của bộ trưởng Bộ Xây dựng) và Luật Nhà ở 2014 quy định:
Về quyền và trách nhiệm của ban quản trị nhà chung cư, quyền và trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư không có nội dung nào quy định ban quản lý vận hành nhà chung cư, ban quản trị được tự ý mở khóa vào căn hộ thuộc quyền sở hữu riêng của chủ sở hữu căn hộ.
Mọi quyết định có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đều phải được thông qua hội nghị nhà chung cư và được các chủ sở hữu đồng ý.
Do vậy, việc tự ý vào nhà khi chưa được người dân cho phép là vi phạm quy định pháp luật.
Nếu ban chung cư quản lý vào nhà dân khi chưa được phép sẽ bị xử phạt thế nào?
Xử lý hình sự
Theo quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư đã được Bộ Xây dựng ban hành, các thành viên ban quản trị nhà chung cư nếu vi phạm quy chế, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Trường hợp có thông báo nhưng chủ sở hữu chưa có phản hồi thể hiện sự đồng ý mà nếu ban quản lý vẫn thực hiện mở khóa căn hộ là có dấu hiệu của tội tự ý xâm phạm chỗ ở của người khác được quy định tại cụ thể như sau:
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
- Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
- Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;
- Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;
- Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.
Xử phạt hành chính
Xử phạt hành chính: Hiện nay không có quy định cụ thể về hành vi xâm phạm chỗ ở người khác sẽ bị phạt hành chính, theo đó hành vi xâm phạm chỗ ở có thể bị xử phạt từ 2 đến 3 triệu đồng theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP: Thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Ngoài ra, trường hợp xâm phạm trái phép chỗ ở để gây thiệt hại đến tài sản của người khác thì có thể bị xử phạt theo Điều 15 Nghị định này.
Xem thêm: Chỗ ở hợp pháp được quy định như thế nào theo luật?
Hi vọng bài viết “Ban quản lý chung cư có được tự ý vào nhà dân không” giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Chỗ ở là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan; tổ chức; cá nhân cho thuê; cho mượn; cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Điều 22 Hiến pháp 2013 quy định:
1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.
Thời hạn tối đa điều tra đối với tội danh này thấp nhất là 02 tháng; ngoài ra còn có thể gia hạn thêm.