Chào Luật sư, gia đình tôi dự định sắp tới sẽ chuyển hướng kinh doanh thêm mặt hàng phân bón tại thị trấn Lai Vung. Tuy nhiên do đây là lần đầu tiên gia đình tôi kinh doanh lĩnh vực này nên thật sự gia đình tôi chưa có nhiều kinh nghiệm thâm chí còn phân vân không biết việc bán phân bón có cần giấy phép không. Chính vì thế, Luật sư có thể cho tôi việc bán phân bón có cần giấy phép không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc bán phân bón có cần giấy phép không?. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện buôn bán phân bón tại Việt Nam
Tại Việt Nam để có thể kinh doanh phân bón tại gia thì banj phải đáp ứng một số điều kiện buôn bán phân bón tại Việt Nam. Bởi phân bón là một loại hoá chất cần có sự kiểm soát từ phía các cơ quan có thẩm quyền. Chính vì thế để hạn chế tình trạng mua bán phân bón tràn lan không rõ nguồn gốc, pháp luật Việt Nam buộc phải quy định các điều kiện kinh doanh kèm theo.
Theo quy định tại Điều 42 Luật trồng trọt 2018 quy định về điều kiện buôn bán phân bón như sau:
– Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; trường hợp buôn bán phân bón do mình sản xuất thì không phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
– Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón bao gồm:
+ Có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng;
+ Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón theo quy định;
+ Người trực tiếp buôn bán phân bón phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trừ trường hợp đã có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.
– Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hạn, thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
Bán phân bón có cần giấy phép không?
Bán phân bón có cần giấy phép không là một trong những câu hỏi mà bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng đặt ra khi bước chân vào con đường kinh doanh mua bán phân bón. Câu trả lời là khi bạn kinh doanh mua bán phân bón tại Việt Nam, bạn bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón tại Việt Nam còn hiệu lực sử dụng.
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 84/2019/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 130/2022/NĐ-CP quy định về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón như sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
– Thông tin về chứng nhận đã được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón được thể hiện tại Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón hoặc bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt.
Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón mới năm 2023
Để có thể dễ dàng và nhanh chóng được phía cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón tại Việt Nam thì người chuẩn bị kinh doanh cần có sự tìm hiểu về quy định về trình tự cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định về trình tự cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón như sau:
Trình tự cấp Giấy chứng nhận.
- Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón như sau:
Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện sản xuất phân bón, việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 50 Luật Trồng trọt và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón như sau:
Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón tại tổ chức, cá nhân và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lệ phí: Phí thẩm định cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón: 200.000 đồng/01 cơ sở/lần.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hoặc Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật được Sở Nông nghiệp và PTNT giao thực hiện thủ tục hành chính (Cơ quan tiếp nhận hồ sơ).
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
Để biết được cơ quan nào sẽ có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón, người kinh doanh phân bón cần có sự tìm hiểu trước về thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón và kiểm tra duy trì điều kiện tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón và kiểm tra duy trì điều kiện như sau:
– Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
– Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
– Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận) phải đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ngay sau khi cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận.
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật kinh doanh đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ LSX
Vấn đề “Bán phân bón có cần giấy phép không?″ đã được LuatsuX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về chi phí hợp thửa đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bao gồm:
– Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất;
– Có dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại, dạng phân bón;
– Có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất;
– Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và được cập nhật với tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành về quản lý chất lượng;
– Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt;
– Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.
Cơ sở sản xuất hoặc buôn bán phân bón bị thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau đây:
– Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế làm sai lệch bản chất của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
– Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung ghi trong Giấy chứng nhận.
Tổ chức khảo nghiệm phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
– Người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học và phải tham gia tập huấn khảo nghiệm phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Có đủ số lượng nhân lực thực hiện khảo nghiệm, không kể người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm, có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và phải tham gia tập huấn khảo nghiệm phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón.