Bán nhà thờ cúng để trả nợ là một vấn đề thắc mắc của mỗi người dân. Việc người nợ chết để lại di sản; nhưng không thực hiện đúng nghĩa vụ tài sản thì phải làm sao? Nhà thờ cúng là di sản để lại có được bán hay không? Ngay sau đây hãy cùng với Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Câu hỏi về việc bán nhà thờ cúng để trả nợ
Câu hỏi: Chào Luật sư X, tôi có một thắc mắc cần được luật sư giải đáp như sau:
“Người bạn nợ tôi 500 triệu đồng nhưng vừa qua đời. Biết ông này còn căn nhà, tôi đến yêu cầu gia đình bán đi để trả nợ nhưng họ cho đây là di sản thờ cúng.
Con trai của ông ấy nói cha để lại di chúc là “dùng căn nhà này để làm nơi thờ cúng” nên không thể bán. Tôi có quyền buộc họ bán nhà trả nợ không?”.
Mong luật sư giải đáp giúp! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nội dung tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Luật sư X. Sau quá trình tìm hiểu và phân tích câu hỏi; Luật sư X xin được trả lời như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015.
Bán nhà thờ cúng để trả nợ được không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 645 Bộ luật dân sự; người lập di chúc có thể để lại một phần di sản để dùng vào việc thờ cúng. Gọi là di sản thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng. Tức là người được chỉ định được giao quyền quản lý để thờ cúng; không có quyền định đoạt tài sản đó (không được bán).
Tuy nhiên, khoản 2 Điều này cũng nêu rõ quy định nhằm ngăn chặn hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản: “trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.“
Như vậy, đối với vấn đề trên, người nợ có thể để lại một phần di sản vào việc thờ cúng, phải chừa lại phần dùng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bạn. Việc người nợ để lại toàn bộ căn nhà là không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 645 Bộ luật dân sự.
Khoản 1 Điều 615 Bộ luật dân sự quy định: những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu con trai của người nợ (là người thừa kế) thanh toán khoản nợ 500 triệu đồng trong phạm vi di sản người nợ để lại. Trường hợp người đó không thực hiện, bạn có thể khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 2 điều 645 Bộ luật dân sự 2015; vấn đề di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:
“2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”
Như vậy, người nợ phải chừa lại phần di sản, kể cả phần di sản dùng vào việc thờ cúng để trả nợ.
Theo quy định tại điều 615 Bộ Luật dân sự 2015; ta có:
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 645 Bộ luật dân sự; người lập di chúc có thể để lại một phần di sản để dùng vào việc thờ cúng. Gọi là di sản thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng. Tức là người được chỉ định được giao quyền quản lý để thờ cúng; không có quyền định đoạt tài sản đó (không được bán).
Xem thêm: Chồng vay nợ vợ không biết, vợ có trách nhiệm trả nợ liên đới khi ly hôn?
Trên đây là toàn bộ thông tin về:
“Bán nhà thờ cúng để trả nợ được không?”.
Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!
Nếu còn vấn đề thắc mắc và cần được tư vấn; hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline/zalo: 0833102102.