Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Hành Chính

Bán mỹ phẩm fake bị xử phạt bao nhiêu?

Thùy Linh by Thùy Linh
Tháng 8 7, 2021
in Luật Hành Chính
0

Có thể bạn quan tâm

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước

Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật thuộc về ai?

Quy định đóng bảo hiểm cho nhân viên hiện nay 2023

Sơ đồ bài viết

  1. Mỹ phẩm “fake” là gì?
  2. Bán mỹ phẩm fake bị phạt bao nhiêu?
  3. Câu hỏi thường gặp

Mỹ phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu đối với phái nữ. Do nhu cầu sử dụng mỹ phẩm ngày càng tăng cao, nhưng những quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu mỹ phẩm khá phức tạp, chi phí cao. Nên nhiều đối tượng đã có hành vi sản xuất, bán mỹ phẩm fake nhằm thu lợi nhuận. Vậy hành vi bán mỹ phẩm giả bị xử lý như thế nào? Trong nội dung bài viết này, phòng tư vấn Luật hành chính của Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.

Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 98/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Mỹ phẩm “fake” là gì?

Mỹ phẩm fake là từ thường được sử dụng trong đời sống, chỉ loại mỹ phẩm giả, mỹ phẩm làm nhái. Loại hàng này có hình dáng, mẫu mã giống y như hàng thật của các thương hiệu tên tuổi.

Tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hàng giả. Căn cứ theo quy định này, mỹ phẩm fake có một trong các đặc điểm sau:

+ Mỹ phẩm giả có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi; Mỹ phẩm giả không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký.

+ Mỹ phẩm giả có thể có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của mỹ phẩm; nhưng chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì.

+ Mỹ phẩm giả có nhãn hoặc bao bì ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối khác; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch hoặc giả mạo bao bì mỹ phẩm của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp mỹ phẩm.

Hành vi bán mỹ phẩm fake không chỉ xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của các thương hiệu. Mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm kém chất lượng này. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ, tính chất, hậu quả có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bán mỹ phẩm fake bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ Điều 9 và Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, người có hành vi buôn bán mỹ phẩm fake; tùy từng tình huống cụ thể có thể bị phạt hành chính về hành vi buôn bán hàng giả hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng; hoặc hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa.

Bán mỹ phẩm fake về giá trị sử dụng, công dụng

Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 9. Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng

2, Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

….

c) Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.

Theo quy định trên, người có hành vi buôn bán mỹ phẩm fake về giá trị sử dụng, công dụng thì bị áp dụng mức phạt tiền như sau:

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu tổ chức có hành vi buôn bán mỹ phẩm fake về giá trị sử dụng, công dụng sẽ bị áp dụng mức phạt gấp hai lần mức phạt tiền nêu trên.

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi bán hàng fake về giá trị sử dụng, công dụng còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả. Như hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả; Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

Bán mỹ phẩm fake là hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa

Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 11. Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa

2, Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

….

c) Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.

Như vậy, người có hành vi bán mỹ phẩm fake là hàng giả mạo về nhãn hiệu, bao bì hàng hóa bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu tổ chức có hành vi bán mỹ phẩm fake là hàng giả mạo về nhãn hiệu, bao bì hàng hóa sẽ áp dụng mức phạt gấp hai lần mức phạt tiền nêu trên.

Ngoài ra, tổ chức cá nhân bán mỹ phẩm fake là hàng giả mạo về nhãn hiệu, bao bì hàng hóa còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả. Như hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả; Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

Lưu ý: Tùy theo tính chất, mức độ hậu quả của hành vi bán mỹ phẩm fake, người bán còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Người tiêu dùng nên làm gì khi mua phải mỹ phẩm giả?

Câu hỏi thường gặp

Bán mỹ phẩm giả có tổ chức bị xử lý như thế nào?

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả quy định: Hành vi bán mỹ phẩm giả có tổ chức bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Bán mỹ phẩm giả làm chết người bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả quy định như sau:
+ Bán mỹ phẩm giả dẫn đến hậu quả làm chết 01 người thì bị phạt từ 05 năm đến 10 năm tù (điểm g khoản 2 Điều 192 Bộ luật hình sự).
+ Bán mỹ phẩm dẫn đến hậu quả làm chết 02 người trở lên thì bị phạt từ 07 năm đến 15 năm tù (điểm c khoản 3 Điều 192 Bộ luật hình sự).

Buôn bán mỹ phẩm giả qua biên giới bị xử lý thế nào?

Căn cứ điểm l khoản 2 Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả quy định như sau: Cá nhân có hành vi buôn bán mỹ phẩm giả qua biên giới bị phạt tù từ 05 đến 10 năm.
Căn cứ điểm b, đ khoản 5 Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định: Pháp nhân thương mại có hành vi buôn bán mỹ phẩm giả qua biên giới bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng. Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Bán mỹ phẩm fake bị phạt bao nhiêu?Bán mỹ phẩm fake có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?Bán mỹ phẩm fake là hàng giả mạo nhãn hàng hóa bao bì hàng hóaBán mỹ phẩm fake về giá trị sử dụng công dụngMỹ phẩm "fake" là gì?

Mới nhất

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước

by Bảo Nhi
Tháng 9 25, 2023
0

Kiểm toán được xác định là cái thước đo tin cậy trong vấn đề chi tiêu lỗ lãi thật của...

Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật thuộc về ai?

Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật thuộc về ai?

by Trà Ly
Tháng 9 13, 2023
0

Khi phát hiện hiện ra hành vi vi phạm, để ngăn chặn kịp thời hoặc để đảm bảo xử lý...

Quy định đóng bảo hiểm cho nhân viên hiện nay 2023

Quy định đóng bảo hiểm cho nhân viên hiện nay 2023

by Bảo Nhi
Tháng 8 18, 2023
0

Khi ký kết hợp đồng lao động, cả 2 bên người lao động và người sử dụng lao động sẽ...

Quy định về tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính?

Quy định về tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính?

by Tình
Tháng 7 4, 2023
0

Thưa Luật sư X. Tôi tên là Hoa, hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hà Nội....

Next Post
Bán mỹ phẩm giả có thể bị phạt đến 15 năm tù

Bán mỹ phẩm giả có thể bị phạt đến 15 năm tù

Người tiêu dùng nên làm gì khi mua phải mỹ phẩm giả?

Người tiêu dùng nên làm gì khi mua phải mỹ phẩm giả?

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x