Hàng xách tay được rất nhiều người sử dụng và tiêu dùng trong khoảng thời gian gần đây; khi mà mạng xã hội càng ngày được ưa chuộng; tuy nhiên không phải người bán hàng nào cùng biết; chính xác họ có đang bán hàng đúng theo quy định của pháp luật hay không; vì thông thường các cuộc mua bán chỉ diễn ra trong nước; chuyện xách tay mặt hàng nào đó từ nước ngoài về nội địa để kinh doanh; vẫn đặt ra cho chúng ta nhiều thắc mắc như là: Liệu bán hàng xách tay có vi phạm pháp luật hay không? hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề pháp lý xoay quanh việc trao đổi mua bán này.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Nghị định 08/2015/NĐ-CP
Bán hàng xách tay có vi phạm pháp luật không?
“Hàng xách tay”: Là cách gọi tắt của các loại mặt hàng hóa; được mang từ nước ngoài về Việt Nam qua đường xách tay như: Người thân ở nước ngoài; đi du lịch nước ngoài xách tay như một loại hành lý và mang về; nhân viên hàng không mua hàng ở nước sở tại mang về; vài cá nhân hoặc công ty đứng ra làm dịch vụ mua hàng và chuyển về Việt Nam; thế nhưng những người bán và cả những người mua đều không mấy quan tâm đến các vấn đề pháp lý quanh nó; vậy Bán hàng xách tay hợp pháp khi nào?
Bán “hàng xách tay” là một hình thức kinh doanh hợp pháp; khi hàng hóa kinh doanh có đầy đủ những điều kiện mà pháp luật quy định. Song, trong trường hợp không đủ điều kiện; hình thức kinh doanh này sẽ vi phạm pháp luật và có thể được coi là hàng nhập lậu.
Các điều kiện để hợp pháp hóa bán hàng xách tay
Nếu bạn bán “hàng xách tay” và đảm bảo có đủ các điều kiện về nhập khẩu; tem mác, giấy tờ; và đóng đủ các loại thuế, phí theo quy định thì sẽ không bị cho là bán hàng nhập lậu; và không vi phạm pháp luật, cụ thể:
Mặt hàng xách tay có thể được coi là hợp pháp khi: Hàng hóa đó đã được thông qua hải quan theo thủ tục; đối với hành lí của người xuất, nhập cảnh, được quy định điều 59 Nghị định 08/2015/NĐ-CP;
Đảm bảo đúng số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
Hàng hóa không trong danh mục những mặt hàng cấm nhập khẩu; hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
Có hóa đơn, chứng từ kèm theo và đúng quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn.
Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài khi về đến Việt Nam sẽ phải đúng các loại thuế, phí; (Một số hàng hóa có thể phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môi trường…)
Hình thức xử phạt đối với bán hàng xách tay không đủ điều kiện
Đối với các hành vi buôn bán hàng xách tay; nhưng không đạt được những yêu cầu như: Không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định, không làm thủ tục hải quan…; thuộc trường hợp được xác định là hàng hóa nhập lậu.
Theo quy định của pháp luật nhà nước Việt Nam thì mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất; buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức; đối với tổ chức nếu người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, trang thiết bị y tế, thuốc phòng bệnh và thuốc… có giá trị dưới 100 triệu đồng hoặc từ 100 triệu đồng thì mức xử phạt sẽ tăng lên gấp đôi, tối đa 100 triệu đồng với cá nhân và 200 triệu đồng mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bán hàng xách tay là loại hình bán hàng không còn xa lạ; nó giúp người dân Việt Nam tiếp cận được với các sản phẩm nước ngoài; và giúp ích cho người tiêu dùng thỏa mãn được về mặt vật chất tinh thần; đối với những món đồ đấy chứ không chỉ dừng lại là món đồ trong nước; để tránh những rủi ro về pháp lý; ta cần tìm hiểu trước về loại mặt hàng và vấn đề pháp lý xung quanh nó; tránh trường hợp hy hữu sảy ra.
Xem thêm: Quá cảnh hàng hóa và dịch vụ quá cảnh hàng hóa
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi liên quan
Buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới những loại hàng hoá hoặc ngoại tệ, kim khí và đá quý, những vật phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, mà nhà nước cấm xuất khẩu hay nhập khẩu hoặc buôn bán hàng hoá nói chung qua biên giới mà trốn thuế và trốn sự kiểm tra của hải quan.
khi mua hàng xách tay, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Nguy cơ mua phải hàng giả, hàng nhái là rất cao vì chúng thường rất ít khi có giấy tờ kèm theo nếu không mua ở những địa chỉ uy tín. Hiện nay, khá nhiều người bán nhập các món hàng giả từ Trung Quốc và lên mạng rao bán là hàng xách tay với mức giá thấp để đánh lừa người tiêu dùng.
Hàng xách tay là loại hàng hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc ẩn chứa nguy cơ gây thất thu thuế, gây mất an toàn cho người sử dụng, đồng thời gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Trong khi đó, tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng và chất lượng hàng nội địa còn hạn chế đã làm cho thị trường hàng xách tay vẫn có đất sống.