Nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa; là một trong những yếu tố quan trọng, phản ánh chất lượng cũng như là cơ sở để người tiêu dùng; hiểu hơn về quy trình sản xuất của mỗi sản phẩm. Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay thị trường, bên cạnh những loại hàng hóa có thương hiệu; đạt chất lượng thì tình trạng buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn diễn ra rất phức tạp; với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, trở thành vấn đề nổi cộm; thu hút sự quan tâm của người dân bở đối với những hàng hóa không đạt chuẩn; có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Một câu hỏi được khá nhiều người quan tâm; vậy Bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý thế nào ? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu quy định pháp luật qua bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lý
Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ được hiểu thế nào ?
Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP; định nghĩa về hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ như sau:
Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa đang lưu thông trên thị trường nhưng không có căn cứ để có thể xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa đó.
Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ; của hàng hóa được thể hiện ở các thông tin sau:
- Nhãn hiệu, bao bì và tài liệu kèm theo hàng hóa;
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ của hàng hóa; hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hàng hóa, tờ khai hải quan;
- Giấy tờ khác với mục đích chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự; giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định pháp luật.
Có thể thấy, hàng hóa được coi là không rõ nguồn gốc xuất xứ là những hàng hóa được bày bán mà người bán không xuất trình được các hóa đơn; chứng từ hay chứng minh được về nguồn gốc sản phẩm theo các tiêu chí mà pháp luật quy định. Vậy, pháp luật quy định xử lý thế nào đối với việc bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý thế nào ?
Bán hàng, không rõ nguồn gốc là hành vi trái pháp luật. Những hành vi này không những ảnh hưởng đến uy tín của người bán; mà trong nhiều trường hợp còn gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng; đối với những sản phẩm hàng hóa khác. Vì vậy, mà hiện nay, pháp luật cũng có những chế tài xử phạt khá nghiêm khắc đối với hành vi này. Theo đó tính chất và mức độ của hành vi; mà hành vi này có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự cụ thể như sau:
Xử lý vi phạm hành chính
Mức xử phạt đối với hành vi buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“4. Mức phạt tiền dành cho những hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy định; của pháp luật là phải có nhãn hàng hóa nhưng không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn hàng hóa gốc nhưng bị thay đổi được quy định cụ thể như:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; với những hàng hóa vi phạm có giá trị tới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 – 6.000.000 đồng với hàng hóa vi phạm giá trị từ trên 5.000.000 đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 6.000.000 -10.000.000 đồng; với những hàng hóa vi phạm có giá trị trên 10.000.000 đến 20.000.000 đồng;…
h) Phạt tiền từ 50.000.000 – 60.000.000 đồng; áp dụng với những hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.”
Từ những quy định trên có thể thấy cá nhân khi có hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc; xuất xứ thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 60 triệu đồng; phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa vi phạm.
Bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Đối với hành vi bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ qua biên giới trái với quy định của pháp luật; nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm; thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về Tội buôn lậu; theo Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); với hình phạt tù cao nhất lên đến 20 năm; và có thể bị phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Cụ thể:
Điều 188. Tội buôn lậu
1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan; vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam; ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng; đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này; hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này; hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;…
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý thế nào ??“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi liên quan
Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng; tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
Các hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn bao gồm:
– Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn;
– Chuyển mục đích sử dụng;
– Tái xuất;
– Tiêu hủy.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống bao gồm:
1. Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
2. Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
3. Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
4. Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.