“Bán data” là cụm từ mà khi tôi gõ trên thanh tìm kiếm và nhận được vô số kết quả quảng cáo. Hành vi này có lẽ không còn quá xa lạ đối với nhiều người dân. Tuy nhiên, khi thông tin cá nhân bị phát tán thì sẽ rất nguy hiểm, kéo theo vô vàn hệ lụy xấu. Vậy người bán data khách hàng có phạm tội không? Cùng Luật sư X chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật an toàn thông tin mạng 2015
- Nghị định 15/2020/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Hành vi bán data khách hàng là gì?
Hai thông tin cơ bản nhất thường được thu thập từ khách hàng là tên và số điện thoại. Đối với một số ngành đặc thù sẽ thu thập thêm các thông tin chi tiết hơn về người dùng; nhằm mục đích nghiên cứu hành vi hay quảng cáo.
Bạn đã bao giờ phải liên tục phải nhận các các tin nhắn rác chào mời mua nhà, trúng thưởng xe, mua bảo hiểm? Bị “khủng bố” email khi liên tiếp nhận được thông tin bạn là một trong những người may mắn trúng giải thưởng siêu xe?…
Đó chỉ là một trong số trường hợp data; tức thông tin cá nhân của bạn đã không may bị rao bán cho các tổ chức trên với số tiền tương xứng. Không chỉ mua với giá “hữu nghị”, nhiều người còn được khuyến mãi; nếu mua nhiều với các gói danh sách đã được lọc theo ngành nghề, vùng miền, khu vực… Điều này rất nguy hiểm. Bởi những thông tin này khi “lọt” vào tay đối tượng xấu có thể bị lợi dụng để làm giả thẻ tín dụng ngân hàng, làm giả tài khoản… với mục đích xấu, chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Việc bạn bị lộ có thể là do thông tin cá nhân mà ít ai để ý đó được xin khi đi mua sắm, cung cấp số điện thoại để tiện giao dịch, nhận khuyến mãi trong các cửa hàng; hoặc trên mạng xã hội hay khi tham gia các điều tra xã hội học… Hoặc cũng có thể do các đường dây rao bán thông tin cá nhân về tên, tuổi, số điện thoại di động, fax, email… Những trường hợp này xảy ra thường xuyên; có vẻ quá bình thường đối với mỗi người. Tuy nhiên ít người có thể lường trước được những mối nguy hại; mà nó gây ra cho chính bản thân mình và cả gia đình mình.
Hành vi bán data khách hàng là việc cá nhân, tổ chức bán dữ liệu khách hàng của mình cho một bên thứ ba khác; nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận. Trên thực tế, mức giá bán cho mỗi gói dữ liệu khách hàng này dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng. Tùy theo loại dữ liệu, số lượng thông tin; mà người mua yêu cầu (số lượng khách hàng, mức độ cập nhật, tầm quan trọng của thông tin); tùy vào mức “tiềm năng” của khách hàng.
Bán data khách hàng có phạm tội không?
Bán data khách hàng vi phạm quy định của Bộ luật Dân sự
Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015
Tại Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015; quy định quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau:
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Quyền riêng tư là quyền của cá nhân được tự quyết đối với đời sống của mình mà không chịu bất kì sự can thiệp nào từ những người xung quan khác. Với quyền này, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là những thông tin tư liệu mà cá nhân không muốn công khai, bộc bạch, được giữ kín bằng các biện pháp thông thường hoặc biện pháp kĩ thuật khác nhau. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được cá nhân đó đồng ý.
Quy định này hoàn toàn phù hợp với mọi cá nhân trong đời sống, xã hội; được thể hiện bằng sự tôn trọng của pháp luật đối với đời sống riêng tư của cá nhân. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên của gia đình đồng ý. Đây là một quy định mới được bổ sung trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Bởi vì có những thông tin không phải là bí mật riêng tư; hoặc thuộc đời sống riêng tư của riêng một cá nhân mà của chung các thành viên trong gia đình.
Điều 387 Bộ luật Dân sự năm 2015
Theo Điều 387 Bộ luật Dân sự năm 2015; quy định về thông tin trong giao kết hợp đồng như sau:
2. Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác.
Thông tin bên đề nghị cung cấp cho bên được đề nghị có thể là thông tin đã được công khai hóa; hoặc có thể là những thông tin bí mật không thể tiết lộ. Trong số đó, số điện thoại riêng, số máy bàn gia đình, địa chỉ nhà… không thể được coi là thông tin ai cũng có thể tùy tiện công khai.
Điều luật quy định một bên nhận được thông tin của bên kia; trong quá trình giao kết hợp đồng phải có trách nhiệm bảo mật; và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích cá nhân của mình; hoặc cho các mục đích trái pháp luật khác. Trường hợp này, mặc dù hợp đồng chưa được giao kết; nhưng bên được đề nghị vẫn phải bảo mật thông tin bởi lẽ tiết lộ có thể ảnh hưởng tới lợi ích của bên đề nghị; hoặc bên thứ ba.
Từ những phân tích trên, có thể thấy, hành vi rao bán data của khách hàng đã vi phạm nghiêm trọng quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân; cũng như quyền được bảo mật thông tin trong giao kết hợp đồng.
Bán data khách hàng vi phạm quy định của Bộ luật Hình sự
Theo Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:
Nếu việc rao bán data khách hàng mà dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho khách hàng cả về vật chất và phi vật chất; thì chủ thể thực hiện hành vi bán data sẽ có thể bị xử lí hình sự với tội danh là đưa; hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông.
Bán data khách hàng vi phạm quy định của Luật an toàn thông tin mạng 2015
Điều 7 Luật an toàn thông tin mạng 2015 quy định các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
1. Ngăn chặn việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa; thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng trái pháp luật.
2. Gây ảnh hưởng, cản trở trái pháp luật tới hoạt động bình thường của hệ thống thông tin; hoặc tới khả năng truy nhập hệ thống thông tin của người sử dụng.
3. Tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an toàn thông tin mạng của hệ thống thông tin; tấn công, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống thông tin.
4. Phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo.
5. Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân.
6. Xâm nhập trái pháp luật bí mật mật mã và thông tin đã mã hóa hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tiết lộ thông tin về sản phẩm mật mã dân sự, thông tin về khách hàng sử dụng hợp pháp sản phẩm mật mã dân sự; sử dụng, kinh doanh các sản phẩm mật mã dân sự không rõ nguồn gốc.
Như vậy việc bán data khách hàng là hành vi trái pháp luật và là hành vi bị nghiêm cấm.
Bán data khách hàng bị xử phạt như thế nào?
Điều 288 Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông.
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của Cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;
Điều 8, Luật An toàn thông tin mạng quy định:
Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này; thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm hành chính
Theo Khoản 5 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử:
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông;
Đối với hành vi mua bán, trao đổi thông tin khách hàng thì cá nhân, tổ chức có thể bị phạt tiền từ 50 triệu – 70 triệu đồng. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức có hành vi trên có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 22 tháng đến 24 tháng; và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. (Điểm a, Điểm b Khoản 9 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP)
Trách nhiệm hình sự
Những người có hành vi mua bán thông tin dữ liệu khách hàng. Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” với khung hình phạt cao nhất là 7 năm tù.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Bán data khách hàng có phạm tội không?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thông tin khách hàng (hay dữ liệu khách hàng – customer data) là những thông tin cá nhân (personal information) của người tiêu dùng; được tổng hợp và lưu trữ bởi các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Người tiêu dùng, trong đa số các trường hợp; buộc phải cung cấp những thông tin cá nhân cho các doanh nghiệp để phục vụ các giao dịch.
Theo Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2018 thì: Người bán data khách hàng chịu hình phạt tù ít nhất là 06 tháng.