Thị trường chứng khoán ngày càng phát triển, vì có nhiều tổ chức, doanh nghiệp nhằm duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh, tài chính nên thực hiện việc chào bán cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn. Nhà nước nói chung và hệ thống pháp luật nói riêng ban hành các chính sách mua bán cổ phiếu đảm bảo tính minh bạch,công khai là cơ sở pháp luật bảo vệ quyền lợi giữa các chủ thể tham gia giao dịch. Tuy nhiên vẫn những trường hợp vi phạm pháp luật về giao dịch trên thị trường chứng khoán, trong đó bao gồm hành vi “bán chui cổ phiếu”. Bài viết dưới đây của Luật sư X cung cấp đến quý đọc giả các vấn đề pháp lý về cổ phiếu cũng như trường hợp bán chui cổ phiếu bị xử phạt như thế nào? Mời quý đọc giả đón đọc ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 96/2020/TT-BTC
- Nghị định 128/2021/NĐ-CP
- Nghị định 156/2020/NĐ-CP
“Bán chui cổ phiếu” là gì?
Trước tiên hãy cùng Luật sư X tìm hiểu khái niệm về cổ phiếu là gì? Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Và hiện nay, pháp luật Việt Nam hiện tại không có khái niệm nào gọi là “bán chui cổ phiếu”. Đó là ngôn ngữ nói hằng ngày thể hiện việc cổ đông sáng lập và người có liên quan mua, bán cổ phiếu mà không đăng ký giao dịch trước tối thiểu 03 ngày làm việc và là hành vi vi phạm pháp luật.
Cụ thể tại Khoản 1 Điều 32 và Khoản 7 Điều 33 của Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định:
Tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày thực hiện giao dịch, cổ đông sáng lập nắm giữ cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định pháp luật về doanh nghiệp phải gửi báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán (đối với cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch), Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, công ty đại chúng và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán về việc thực hiện giao dịch theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập, người thực hiện chuyển nhượng phải gửi bổ sung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chuyển nhượng nêu trên.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc sau khi nhận được báo cáo liên quan đến sự thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của cổ đông sáng lập theo quy định tại Điều này, công ty đại chúng, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải công bố trên trang thông tin điện tử của công ty.
Quy định đã có, những ai thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định mà vi phạm thì sẽ bị xử phạt. Ở đây chỉ là phạt vi xử phạt hành chính, không truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi này.
Bán chui cổ phiếu bị xử phạt như thế nào?
Như quy định trên đề cập, hành vi bán chui cổ phiếu trên thị trường giao dịch chứng khoán là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào giá trị giao dịch sẽ có mức xử phạt tương đương. Cụ thể, theo quy định tại Nghị định 128/2021/NĐ-CP thì hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch bị xử phạt theo giá trị chứng khoán giao dịch thực tế tính theo mệnh giá (đối với cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ) hoặc theo giá phát hành gần nhất (đối với chứng quyền có bảo đảm) hoặc giá trị chuyển nhượng (đối với quyền mua cổ phiếu, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, quyền mua chứng chỉ quỹ) như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 400.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng;
– Phạt tiền 3% đến 5% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế nếu giao dịch có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên.
Giả sử chủ tịch hội đồng quản trị là cổ đông sáng lập của một công ty đại chúng bán chui 175 triệu cổ phiếu với giá thị trường khoảng 20.000 đồng/cp, số tiền thu được là 3.500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, giá trị tính theo mệnh giá chứ không tính theo giá thị trường. Mà theo quy định của Luật chứng khoán thì một cổ phiếu có mệnh giá là 10.000 đồng. Như vậy trong trường hợp này số tiền làm căn cứ tính mức phạt chỉ là 1.750 tỷ đồng, 3% – 5% của con số 1.750 tỷ là khoảng 52,5 tỷ – 87,5 tỷ.
Mặc dù vậy, theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2021/NĐ-CP thì mức xử phạt tối đa đối với hành vi mua bán chui là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân. Vì vậy, vị chủ tịch bán chui 175 triệu cổ phiếu nói trên chỉ bị xử phạt nhiều nhất là 1,5 tỷ đồng.
Nghĩa vụ công bố thông tin khi mua bán cổ phiếu
Nhằm đảm bảo tính minh bạch, công khai, cho phép nhà đầu tư có được cơ sở để phân tích đối chiếu thông tin trên sàn giao dịch chứng khoán, hoạt động công bố thông tin khi mua bán cổ phiếu là nghĩa vụ bắt buộc đối với các đối tượng thuộc trường hợp phải công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Việc công bố thông tin của các đối tượng này phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về công bố thông tin, cụ thể như sau:
Tại Khoản 1 Điều 33 Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định về công bố thông tin của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ, theo đó:
1. Người nội bộ của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng (sau đây gọi chung là người nội bộ) và người có liên quan của các đối tượng này (sau đây gọi chung là người có liên quan) phải công bố thông tin, báo cáo trước và sau khi thực hiện giao dịch cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán (đối với cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch, chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết), công ty đại chúng, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán khi giá trị giao dịch dự kiến trong ngày từ 50 triệu đồng trở lên hoặc giá trị giao dịch dự kiến trong từng tháng từ 200 triệu đồng trở lên tính theo mệnh giá (đối với cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ) hoặc theo giá phát hành gần nhất (đối với chứng quyền có bảo đảm) hoặc giá trị chuyển nhượng (đối với quyền mua cổ phiếu, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, quyền mua chứng chỉ quỹ), kể cả trường hợp chuyển nhượng không thông qua hệ thống giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán (như các giao dịch cho hoặc được cho, tặng hoặc được tặng, thừa kế, chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng chứng khoán và các trường hợp khác), cụ thể như sau:
a) Trước ngày dự kiến thực hiện giao dịch tối thiểu 03 ngày làm việc, người nội bộ và người có liên quan phải công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII hoặc Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thời hạn thực hiện giao dịch không được quá 30 ngày, kể từ ngày đăng ký thực hiện giao dịch. Người nội bộ và người có liên quan phải thực hiện theo thời gian, khối lượng, giá trị do Sở giao dịch chứng khoán đã công bố thông tin và chỉ được thực hiện giao dịch đầu tiên vào ngày giao dịch liền sau ngày có thông tin công bố từ Sở giao dịch chứng khoán;
c) Trường hợp thực hiện giao dịch mua trong các đợt phát hành cổ phiếu, chứng chỉ quỹ hoặc giao dịch chào mua công khai, đối tượng phải công bố thông tin theo quy định tại Điều này được miễn trừ nghĩa vụ quy định tại điểm b khoản này và thực hiện theo quy định pháp luật về hoạt động chào bán, phát hành, chào mua công khai;
d) Người nội bộ và người có liên quan không được đồng thời đăng ký, giao dịch mua và bán cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ, quyền mua chứng chỉ quỹ hoặc chứng quyền có bảo đảm trong cùng một đợt đăng ký, giao dịch và chỉ được đăng ký, thực hiện giao dịch tiếp theo khi đã báo cáo kết thúc đợt giao dịch trước đó; ngoại trừ trường hợp công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam là người có liên quan của người nội bộ thực hiện đăng ký, giao dịch mua và bán chứng khoán cho các quỹ ETF hoặc đầu tư theo chỉ định của khách hàng ủy thác tuy nhiên phải đảm bảo từng khách hàng ủy thác không được đồng thời đăng ký, giao dịch mua và bán trong cùng một đợt đăng ký;
đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất giao dịch (trường hợp giao dịch kết thúc trước thời hạn đăng ký) hoặc kết thúc thời hạn dự kiến giao dịch, người nội bộ và người có liên quan phải công bố thông tin về kết quả giao dịch đồng thời giải trình nguyên nhân không thực hiện được giao dịch hoặc không thực hiện hết khối lượng đăng ký (nếu có) theo mẫu quy định tại Phụ lục XV hoặc Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Người nội bộ và người có liên quan là đối tượng phải thực hiện báo cáo, công bố thông tin theo quy định tại khoản này đồng thời là đối tượng phải thực hiện báo cáo, công bố thông tin theo quy định tại Điều 31 Thông tư này thì chỉ phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin áp dụng đối với người nội bộ và người có liên quan.
Bán chui cổ phiếu bị xử phạt như thế nào?
Giao dịch ngoài khoảng thời gian đăng ký bị phạt bao nhiêu tiền?
Thực hiện giao dịch mua bán cổ phiếu đảm bảo tuân thủ theo quy định pháp luật trong đó thực thi quy định về khoảng thời gian đăng ký trên sàn giao dịch. Thực tế, có nhiều đối tượng giao dịch ngoài khoảng thời gian đăng ký, khi đó chịu khung hình phạt theo hệ thống pháp luật như thế nào. Thông tin dưới đây, Luật sư X giải đáp về giao dịch ngoài khoảng thời gian đăng ký bị phạt bao nhiêu tiền? Mời quý đọc giả theo dõi!
Căn cứ quy định tại khoản 4 Nghị định 156/2020/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 128/2020/NĐ-CP, hành vi giao dịch ngoài khoảng thời gian đăng ký hoặc ngoài khoảng thời gian Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hoặc công ty con công bố thông tin, vượt quá giá trị đăng ký bị xử phạt theo giá trị chứng khoán giao dịch thực tế tính theo mệnh giá (đối với cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ) hoặc theo giá phát hành gần nhất (đối với chứng quyền có bảo đảm) hoặc giá trị chuyển nhượng (đối với quyền mua cổ phiếu, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, quyền mua chứng chỉ quỹ) như sau:
a) Cảnh cáo nếu giao dịch có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 400.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 1% đến 2% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế nếu giao dịch có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên. Trường hợp mức phạt tiền cao hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
Bên cạnh đó, hành vi vi phạm này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.
Mời bạn xem thêm
- Cách tính thuế khi bán cổ phiếu như thế nào?
- Cổ phiếu niêm yết là gì? Ưu điểm của việc niêm yết cổ phiếu
- Giao dịch cổ phiếu lô lẻ là gì theo quy định năm 2023?
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Bán chui cổ phiếu bị xử phạt như thế nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến Chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ tại điểm đ khoản 1 Điều 46 Luật Chứng khoán 2019 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các quyền sau đây:
a) Ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin, thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các quy chế nghiệp vụ khác liên quan đến tổ chức và hoạt động thị trường giao dịch chứng khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
b) Tổ chức, vận hành thị trường giao dịch chứng khoán;
c) Cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
d) Tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán trong trường hợp giá, khối lượng giao dịch chứng khoán có biến động bất thường, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch không có biện pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch hoặc trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn của thị trường chứng khoán;
đ) Chấp thuận, thay đổi, hủy bỏ niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết;
– Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
– Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán;
– Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
– Công ty đại chúng đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng phải cam kết đưa chứng khoán vào giao dịch trên thị trường có tổ chức trong thời hạn một năm, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Như vậy, để được chào bán chứng khoán là cổ phiếu ra công chúng thì các doanh nghiệp cần phải có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán và đáp ứng thêm các điều kiện khác kể trên.
Căn cứ Khoản 1 Điều 19 Luật Chứng khoán 2019 quy định nội dung bản cáo bạch chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng gồm các nội dung sau:
– Thông tin tóm tắt về tổ chức phát hành bao gồm mô hình tổ chức bộ máy, hoạt động kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng và cơ cấu cổ đông (nếu có);
– Thông tin về đợt chào bán và chứng khoán chào bán bao gồm: điều kiện chào bán, các yếu tố rủi ro, dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của năm gần nhất sau khi phát hành chứng khoán, phương án phát hành và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán;
– Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong 02 năm gần nhất theo quy định tại Điều 20 của Luật này;
– Thông tin khác quy định trong mẫu Bản cáo bạch.