Chào Luật sư, tôi có nghe nói có một số giao dịch dân sự cần có điều kiện. Khi đáp ứng đủ những điều kiện đó thì giao dịch dân sự đó mới có hiệu lực. Bản án về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự hiện nay được quy định thế nào? Thực trạng hiện nay có nhiều bản án về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Giao dịch dân sự là những giao dịch thường thấy trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên để giao dịch dân được xem là hợp pháp thì phải đáp ứng đủ các điều kiện luật định. Vậy, điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực được quy định như thế nào? Bản án về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định ra sao? hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Giao dịch dân sự là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự được định nghĩa như sau:
“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Trong đó, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015)
Thông thường, hành vi pháp lý đơn phương được hiểu là sự thể hiện ý chí của một bên làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Ví dụ: lập di chúc, hứa thưởng,..
Hình thức của giao dịch dân sự được quy định thế nào?
Theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015, các hình thức của giao dịch dân sự bao gồm:
– Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
– Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
– Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Bản án về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định (Ví dụ: hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bắt buộc phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực).
Khi nào thì một giao dịch dân sự bị vô hiệu?
Có 07 trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu như sau:
– Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. (Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015)
– Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo. (Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015)
– Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện. (Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015)
– Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn. (Điều 126 Bộ luật Dân sự 2015)
– Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. (Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015)
– Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. (Điều 128 Bộ luật Dân sự 2015)
– Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức. (Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015)
Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu trong trường hợp nào?
Tại Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.
– Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 Bộ luật Dân sự 2015 là 02 năm, kể từ ngày:
+ Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;
+ Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;
+ Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;
+ Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;
+ Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.
– Hết thời hiệu quy định trên mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.
– Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy định bảo trì nhà chung cư đối với chủ đầu tư hiện nay
- Quy định về sổ hồng chung cư nhà ở xã hội
- Bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật có bị kháng cáo không?
- Mẫu hợp đồng thuê quyền sử dụng đất
- Thủ tục xin nhận con nuôi đích danh có yếu tố nước ngoài năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Bản án về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như cách tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, xin cấp phép bay flycam; tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ bảo hộ logo công ty, Trình tự thủ tục hợp nhất doanh nghiệp,…dịch vụ giải thể công ty doanh nghiệp trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối là GDDS có vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội và do giả tạo (xâm phạm lợi ích công cộng, xâm phạm an ninh quốc gia; xâm phạm trật tự an toàn xã hội); và được chia làm ba trường hợp; ví dụ: sản xuất, buôn bán hàng giả.
Một giao dịch dân sự có hiệu lực nhất quyết phải được sự đồng ý, tự nguyện của các bên. Do đó, nếu giao dịch được tạo nên do giả tạo sẽ không có hiệu lực. Vì giả tạo sẽ làm cho giao dịch này không đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của các bên.
Người chưa đủ 6 tuổi sẽ do người đại diện theo pháp luật thực hiên. Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý; trừ giao dịch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự; trừ giao dịch về bất động sản, động sản phải đăng ký…