Nếu 1 mình bạn không thể tự mình mua được một mảnh đất thì bạn có thể góp vốn chung cùng mọi người. Giữa những người góp vốn sẽ hình thành 1 hợp đồng với nhau, gọi là hợp đồng góp vốn mua đất. Tuy nhiên, hợp đồng này rất hay xảy ra thường xuyên. Nếu trường hợp tranh chấp xảy ra thì việc tìm phương án giải quyết là điều cần thiết và quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên đóng góp vốn theo hợp đồng. Vậy bản án Tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất như thế nào? Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong hợp đồng góp vốn mua đất ra sao? Rủi ro thường gặp khi góp vốn mua chung mảnh đất là gì? Các nội dung cần có trong hợp đồng góp vốn mua đất là gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho quý bạn đọc những thông tin cần thiết nhất.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng góp vốn mua đất là gì?
Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về hợp đồng này. Tuy nhiên có thể hiểu hợp đồng góp vốn mua đất là văn bản được các bên tham gia thỏa thuận, ký kết với mục đích góp vốn hợp tác mua bán đất để thu về lợi nhuận cho các bên dựa trên ý kiến đồng nhất giữa các bên hoặc theo quy định pháp luật.
Rủi ro thường gặp khi góp vốn mua chung mảnh đất
Trường hợp chỉ có một người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và những người khác không đứng tên, cũng không có văn bản thỏa thuận về việc góp vốn mua đất thì sẽ bị mất quyền lợi nếu người kia gian dối, không thừa nhận việc góp vốn.
Khi khai thác quyền sử dụng đất, nếu muốn chuyển nhượng hoặc cho thuê thì phải có sự đồng ý của tất cả. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều người không thông qua ý kiến cho phép của tất cả người có quyền đối với thửa đất đó và dẫn đến tranh chấp.
Tuy trên thực tế có tồn tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tên của nhiều người cùng góp tiền mua đất, nhưng khi khai thác quyền sử dụng đất lại không xác định được giới hạn của quyền khai thác trong mảnh đất đã mua và dễ xảy ra tranh chấp.
Thủ tục tách thửa, tách sổ khi góp vốn mua đất không hề dễ dàng. Trường hợp mảnh đất sở hữu chung có diện tích quá nhỏ thì sẽ không thể tiến hành thủ tục tách được thửa đất.
Các nội dung cần có trong hợp đồng góp vốn mua đất
Dựa trên cơ sở quy định tại Điều 505 Bộ luật dân sự 2015 về Nội dung của hợp đồng hợp tác thì Hợp đồng góp vốn mua đất sẽ bao gồm các nội dung chủ yếu như sau: Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân của các bên góp vốn; Tài sản đóng góp; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức; Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có; Điều kiện chấm dứt hợp tác; Thời hạn hợp đồng và các điều khoản về giải quyết tranh chấp.
Vì pháp luật không quy định cụ thể về mẫu hợp đồng góp vốn mua đất, do đó, nội dung hợp đồng góp vốn mua đất cũng sẽ không cố định mà có thể linh hoạt thay đổi theo thỏa thuận của các bên tham gia. Tuy nhiên, để đảm bảo phát hiy giá trị của nó, một hợp đồng góp vốn mua đất nhất thiết phải có các thông tin sau đây:
Thông tin các bên tham gia góp vốn
Các bên tham gia là những đối tượng trực tiếp thực hiện ký kết, chịu trách nhiệm và hưởng những lợi ích từ hợp đồng góp vốn mua đất. Do đó, những thông tin về các bên tham gia phải được thể hiện rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực hiện và tránh rắc rối khi gặp trục trặc về hợp đồng.
Phương thức góp vốn
Mục đích của hợp đồng là ghi nhận sự thỏa thuận về việc góp vốn mua đất do đó phương thức góp vốn là nội dung quan trọng cần thỏa thuận và được ghi nhận rõ ràng trong hợp đồng góp vốn mua đất. Một số phương thức góp vốn phổ biến mua đất đó là: trực tiếp bằng tiền mặt, thanh toán bằng hình thức chuyển khoản ngân hàng, sử dụng tài sản tương đương giá trị để thực hiện góp vốn,… Thỏa thuận rõ ràng và ghi nhận chi tiết về phương thức góp vốn là cơ sở để các bên xác định quyền và nghĩa vụ của mình để tránh những tranh chấp sau này.
Thời hạn góp vốn
Thông tin về thời hạn góp vốn phải được thể hiện rõ ràng và minh bạch để các bên tham gia góp vốn xác định rõ thời hạn cần thiết phải thực hiệng nghĩa vụ góp vốn của mình để không làm ảnh hưởng tới quá trình mua đất ở giai đoạn sau.
Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký hợp đồng là điều khoản không thể thiếu trong hợp đồng, và hợp đồng góp vốn mua đất cũng vậy. Để tránh xảy ra tranh chấp, các bên góp vốn phải thỏa thuận với nhau, thông tin quan trọng này phải được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng góp vốn mua đất. Quyền và nghĩa vụ được thỏa thuận ghi nhận rõ ràng quyết định trực tiếp đến những lợi ích cũng như trách nhiệm mà các bên phải thực hiện và được hưởng thông qua hợp đồng này.
Quy định về giải quyết tranh chấp
Trên thực tế, dù hợp đồng được xác lập giữa những người thân quen, uy tín song những rủi ro không thể loại trừ hoàn toàn, sẽ có trường hợp một trong các bên vi phạm nghĩa vụ hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ dẫn hoặc không tuân thủ một trong những nội dung đã thỏa thuận dẫn đến việc thực hiện hợp đồng gặp khó khăn, gây thiệt hại, do đó, thỏa thuận về giải quyết tranh chấp là điều khoản cơ bản cần thiết phải có trong hợp đồng.
Nếu phát sinh mâu thuẫn hoặc tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên tham gia phải thỏa thuận, giải quyết trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lợi ích, quyền lợi của nhau.
Trong trường hợp không thể tự giải quyết vấn đề, một trong số các bên tham gia hợp đồng có quyền đưa đơn khởi kiện, mời luật sư để bảo vệ lợi ích của bản thân theo đúng quy định của Pháp luật. Không khuyến khích các bên sử dụng các biện pháp tiêu cực, trái pháp luật để giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất.
Hợp đồng góp vốn mua đất cá nhân có cần công chứng không?
Khi lập thỏa thuận góp vốn mua đất này, các bên cần quan tâm đến những vấn đề pháp lý đầy đủ và hợp lệ để tránh những tranh chấp không đáng có sau này.
Trong quy định của pháp luật, đối với hợp đồng góp vốn mua đất, không nhất thiết phải công chứng, chứng thực.
Tuy nhiên, để tránh những rủi ro không đáng có, thì dù là tài sản khác pháp luật không quy định bắt buộc phải công chứng, các bên vẫn nên đi công chứng hợp đồng này.
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong hợp đồng góp vốn mua đất
Thửa đất được nhiều người góp tiền mua là tài sản thuộc sở hữu chung của những người tham gia góp tiền mua đất và họ có quyền quản lý, sử dụng, định đoạt.
Theo đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
Mỗi người sẽ được cấp 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
Bản án Tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất
Bản án 40/2017/DS-PT ngày 14/09/2017 về tranh chấp hợp đồng góp vốn
– Cấp xét xử: Phúc thẩm
– Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa
– Trích dẫn nội dung: “Ngày 03/7/2015, bà Nguyễn Thúy H ký với Công ty cổ phần S – N 08 Hợp đồng góp vốn mua căn hộ. Công ty cổ phần S – N cam kết sẽ có trách nhiệm ký hợp đồng mua bán căn hộ với bà H khi đủ điều kiện mua bán theo quy định của pháp luật nhưng không quá 10 tháng kể từ ngày ký hợp đồng góp vốn. Hợp đồng quy định nếu quá 10 tháng mà Công ty cổ phần S – N vẫn chưa đủ điều kiện ký kết hợp đồng mua bán căn hộ thì Công ty cổ phần S – N phải trả lại tài sản góp vốn đã nhận, đồng thời, bồi thường một khoản tiền tương đương với tài sản đã nhận cho bên góp vốn. Đến nay, đã quá thời hạn cam kết trong các hợp đồng góp vốn mua căn hộ nhưng Công ty cổ phần S – N vẫn không khởi công xây dựng công trình và thực hiện các cam kết đã thỏa thuận.”
Bản án 500/2019/DS-PT ngày 30/05/2019 về tranh chấp hợp đồng góp vốn mua bán căn hộ
– Cấp xét xử: Phúc thẩm
– Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
– Trích dẫn nội dung: “Ông B và ông C có ký kết với Công ty Trách nhiệm hữu hạn K hợp đồng số 04-KĐD ngày 16/4/2011 về việc ông B và ông C góp vốn mua Căn hộ Cao cấp Kim Đại D tại số 82 đường H. Theo hợp đồng, ông B và ông C góp vốn để được mua các tầng 4, 5 và 6 khu A, diện tích 527m2/tầng, tổng giá trị góp vốn là 11,067,000,000 đồng. Do phải thanh toán hết một lần bằng tiền mặt ngay sau khi ký kết hợp đồng nên bên Công ty đồng ý giảm số tiền là 367,000,000 đồng trên giá trị hợp đồng. Vì vậy, ông B và ông C đã góp cho Công ty số tiền là 10,700,000,000 đồng theo Phiếu thu tiền ngày 16/4/2011 của Công ty. Sau đó, ông Trịnh Hoàng B và ông Tô Minh C đã nhiều lần đốc thúc Công ty thực hiện dự án và bàn giao căn hộ như đã thỏa thuận nhưng đến nay dự án vẫn chưa được thực hiện.”
Bản án 07/2019/DS-PT ngày 26/04/2019 về tranh chấp hợp đồng góp vốn
– Cấp xét xử: Phúc thẩm
– Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình
– Trích dẫn nội dung: “Ngày 5-7-2000 vợ chồng ông Phan Đăng T, bà Nguyễn Thị Bích N và vợ chồng bà Nguyễn Thị Phương M, ông Trần Vinh S ký biên bản góp vốn mua 03 thửa đất để làm trang trại, tổng diện tích 12.454m2 tại xóm G, xã C, huyện L, tỉnh Hòa Bình.Thửa đất thứ nhất: Diện tích 9.810m2 giấy chứng nhận cấp ngày 20-6-2000 mang tên hộ bà Nguyễn Thị Phương M; thửa đất thứ hai: Diện tích 834m2, mua của ông D; thửa đất thứ ba: Diện tích 1800m2, mua của gia đình ông Nguyễn Văn T, bà Hoàng Thị M. Hai bên thỏa thuận: Cùng nhau góp vốn (mỗi bên 50%) và cùng chịu trách nhiệm đóng góp mọi chi phí quản lý sử dụng và hưởng mọi quyền lợi trên ba thửa đất đã mua, lợi nhuận và rủi ro hai bên đều phải chịu. Khi cần thiết hai bên đều có quyền chuyển giao quyền sở hữu trên phần đất của mình và có quyền thừa kế cho người thân cận theo tỷ lệ góp vốn, trước khi quyết định phải có sự bàn bạc giữa các bên.”
Bản án 818/2019/DS-PT ngày 18/09/2019 về tranh chấp hợp đồng góp vốn mua bán căn hộ
– Cấp xét xử: Phúc thẩm
– Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
– Trích dẫn nội dung: “Trong quá trình thực hiện hợp đồng, được biết ngày 16/6/2010 Công ty B đã chuyển nhượng dự án trên cho Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh V(sau đây gọi là Công ty V). Ngày 19/02/2016 Công ty V chuyển nhượng toàn bộ dự án trên cho Công ty Cổ phần Địa ốc và Đầu tư P (sau đây gọi là Công ty P) theo Quyết định số 648/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Quá trình Công ty P thi công dự án trên bà đã nhiều lần làm việc, yêu cầu Công ty P giải quyết quyền lợi cho bà về các hợp đồng góp vốn mua bán căn hộ tại dự án chung cư Phú L nhưng đến nay Công ty P không giải quyết mà vẫn rao bán các căn hộ.”
Bản án 60/2019/DSPT ngày 15/10/2019 về tranh chấp hợp đồng góp vốn
– Cấp xét xử: Phúc thẩm
– Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên
– Trích dẫn nội dung: “Ngày 15/11/2013 ông T1 và bà H1 có thoả thuận về việc mua chung một thửa đất ruộng 2 lúa của ông H2 ở thị trấn HS, huyện PB, cạnh quốc lộ 37 đối diện với Chi cục Thuế huyện PB, diện tích 137m2. Để thực hiện thỏa thuận này, ông T1, bà T1 đã chuyển cho bà H1 tổng cộng 110.000.000đ (một trăm mười triệu đồng). Sau khi nhận được tiền từ ông T1 bà Th, bà H1đã tiến hành mua thửa đất nói trên và hai bên đã nhờ anh T2 (con trai bà H1) đứng tên hộ là đúng với giấy thỏa thuận của hai bên. Sau khi anh T1 con bà H1 đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ông T1, bà Th có xảy ra tranh chấp với bà H1. Ông T1, bà Th yêu cầu bà H1 trả lại số tiền 110.000.000đ (một trăm mười triệu đồng) đã góp mua chung đất với bà H1 với lý do bà H1 gian dối về giá. Ông T1 cho rằng bà H1 chỉ mua thửa đất trên với giá 30.000.000đ đến 40.000.000đ nên không trả tiếp bà H1 số tiền còn thiếu theo thỏa thuận.”
Bản án 356/2020/DS-PT ngày 08/09/2020 về tranh chấp hợp đồng góp vốn
– Cấp xét xử: Phúc thẩm
– Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
– Trích dẫn nội dung: “Bà Trần Thị Thủy là chị gái bà, năm 2010, bà Thủy và chị em trong gia đình mua chung diện tích đất nền biệt thự của Tập đoàn Nam Cường. Do tin tưởng bà Thủy nên không hỏi giá mua đất mà chỉ thỏa thuận khi bán đi thì chia nhau lợi nhuận tương đương với số vốn góp. Sau khi thỏa thuận, bà có đưa bà Thủy số tiền 650.000.000đ và bà Thủy có viết giấy biên nhận tiền vào ngày 11/11/2012. Đến năm 2014, bà Thủy có gọi điện hỏi mọi người có đồng ý bán đất không nhưng không nói giá bán bao nhiêu, bà không biết ai là người đứng tên bán đất. Sau này mới biết anh Trần Minh Phương là người đứng tên ký hợp đồng mua đất, đồng thời là người đứng tên bán đất, nhận tiền.”
Mời bạn xem thêm bài viết
- Bán đất đã có giấy phép xây dựng
- Giấy phép xây dựng có thời hạn có được hoàn công không?
- Mẫu quyết định thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Bản án Tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo hợp đồng cho thuê đất làm nhà xưởng. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trước khi cùng góp vốn mua nhà, mua chung quyền sử dụng đất, hai bên nên lập văn bản thỏa thuận về việc góp vốn: tỷ lệ vốn góp, số tiền, thông tin cụ thể thửa đất….
Hợp đồng góp vốn nhà đất cần được lập thành văn bản, có chữ ký của các bên tham gia;
Thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng theo quy định của pháp luật;
Nếu không lựa chọn hình thức hợp đồng bằng văn bản hoặc không có đủ điều kiện lập thành văn bản, hợp đồng phải thực hiện bằng lời nói thì cần có các đoạn ghi âm, ghi hình để chứng minh giao dịch;
Áp dụng theo quy định của pháp luật, yêu cầu mỗi chủ sở hữu đều có một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp lựa chọn một người đại diện đứng tên cần có giấy tờ chứng minh thỏa thuận cho người đó đại diện đứng tên.
Các phương thức giải quyết tranh chấp
– Tự hoà giải. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết thông qua hòa giải ở cơ sở.
– Trường hợp các bên đã tiến hành hòa giải nhưng không thể thống nhất thì gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để được giải quyết.
– Trường hợp không thể giải quyết ở Ủy ban nhân dân cấp xã, các bên có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Giấy tờ, tài liệu để bảo vệ quyền lợi khi có tranh chấp
– Hợp đồng, thỏa thuận góp tiền mua đất: Đây là chứng cứ quan trọng chứng minh quyền đối với quyền sử dụng đất;
– Nhân chứng đã chứng kiến việc góp vốn mua đất;
– Các đoạn ghi âm, ghi hình về quá trình góp tiền mua đất.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gồm Đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo;
Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền;
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa án thụ lý vụ án;
Bước 4: Tòa án triệu tập đương sự lấy lời khai; thực hiện các hoạt động thu thập tài liệu chứng cứ khác;
Bước 5: Tòa án mở phiên họp hòa giải; kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công bố chứng cứ;
Bước 6: Mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất.