Ly hôn không còn là điều xa lạ hiện nay. Nhiều cặp đôi sau một thười gian chung sống, thậm chí là chỉ mới kết hôn nhưng cũng đi đến chia tay và ly hôn. Việc ly hôn với các đối tượng thông thường thì đã được quy định rõ nhưng với chủ thể là người tâm thần thì liệu việc ly hôn có thực hiện được không? Quy định của pháp luật về việc ly hôn với người tâm thần như thế nào? Người bình thường yêu cầu ly hôn với vợ/chồng bị tâm thần có được không? Bản án ly hôn với người bị tâm thần thì giải quyết những việc gì và có nội dung ra sao? Để giải đáp các thắc mắc ở trên, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Bản án ly hôn với người bị tâm thần“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Ly hôn là gì?
Ai có quyền yêu cầu ly hôn ?
Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn bao gồm :
– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
– Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Ngược lại, nếu vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người vợ có quyền được yêu cầu Tòa án cho ly hôn.
Theo đó tuỳ từng trường hợp mà chính các bên trong quan hệ hôn nhân hoặc người đại diện, người thân của các bên có quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn cho mình, trừ trường hợp mà pháp luật quy định hạn chế việc ly hôn.
Ly hôn với người bị tâm thần được không?
Bệnh tâm thần là bệnh do rối loạn hoạt động não bộ gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tác phong, tình cảm…Bệnh tâm thần điển hình bao gồm trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống và hành vi gây nghiện. Tuỳ mức độ của bệnh mà đôi khi việc mắc bệnh này sẽ làm người bệnh trở nên mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình. Theo đó người bị bệnh tâm thần có thể mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, hoặc không.
Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Như vậy, một người bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
– Do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi;
– Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan;
– Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của những chủ thể trên, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn chỉ bị hạn chế đối với người chồng trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được qui định tại khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn không bị cấm hay hạn chế trường hợp vợ (chồng) yêu cầu ly hôn với người còn lại bị bệnh tâm thần hoặc ngược lại. Ngoài ra luật còn quy định cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Do đó bạn hoàn toàn có thể ly hôn với người vợ bị tâm thần.
Ly hôn với người bị tâm thần như thế nào?
Theo quy định trên thì việc ly hôn với người bị tâm thần sẽ chia ra hai trường hợp sau:
Một bên bị mất năng lực hành vi dân sự
Khi có yêu cầu ly hôn trong trường hợp này thì Tòa án phải thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự theo khoản 1 Điều 53 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Sau đó sẽ giải quyết theo thủ tục về ly hôn theo Bộ luật tố tụng dân sự và Luật hôn nhân gia đình.
Trong trường hợp người bị yêu cầu ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự thì cần phải xác định người đại diện thay họ tham gia vào việc ly hôn này.
Khi bị đơn là người bị bệnh tâm thần thì họ không thể tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, khoản 4 Điều 69 BLTTDS qui định: “Người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện”.
Nội dung này được qui định tại khoản 3 Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn. Việc chỉ định của Toà án phải căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự.
Tại khoản 1 Điều 88 Bộ luật tố tụng dân sự cũng có quy định: Khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 của Bộ luật này thì Tòa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng.
Vợ chồng ly hôn thì người còn lại không đủ điều kiện giám hộ, để làm đại diện cho nhau khi ly hôn nên bị loại trừ. Chủ thể còn lại là con của vợ chồng xin ly hôn đại diện cho cha, mẹ (Bị mất năng lực hành vi dân sự) để ly hôn với người còn lại là cha hoặc mẹ mình, tuy không bị cấm nhưng Toà án sẽ không chọn lựa trong tình huống như vậy bởi vì trái với truyền thống tốt và ý thức hệ của gia đình người Việt Nam. Chủ thể còn lại là cha (mẹ) của người vợ (chồng) bị bệnh tâm thần là người sẽ được chỉ định để đại diện cho con của họ (nếu đủ điều kiện) để tham gia tố tụng tại Toà án khi chồng hoặc vợ có yêu cầu ly hôn. Xa hơn nữa, nếu cha mẹ của người bị mất năng lực hành vi dân sự không có đủ điều kiện giám hộ (hoặc đã chết hoặc không có cha mẹ) thì Toà án sẽ chỉ định người thân thích của người mất năng lực hành vi dân sự để đại diện cho họ tham gia tố tụng trong vụ án ly hôn.
Một bên bị bệnh tâm thần nhưng chưa được tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự
Khi gặp tình huống này, đâu tiên cần xác định người này có bị mất năng lực hành vi dân sự không để yêu cầu toà án tuyên bố họ mất năng lực hành ci dân sự. Toà án thường yêu cầu đương sự làm thủ tục xác định tình trạng năng lực pháp luật của người này để xác định họ có thể đủ năng lực tham gia tố tụng tại Toà án hay không. Nhưng để tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự vì lý do bị bệnh tâm thần thì cần phải có tài liệu chứng cứ chứng minh như kết luận của cơ quan chuyên môn và đó là một việc dân sự nên đòi hỏi những thủ tục nhất định theo qui định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Nếu họ chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì đương nhiên họ có thể tham gia vào việc giải quyết ly hôn với vai trò là bị đơn trong vụ án ly hôn. Thủ tục giải quyết ly hôn sẽ được thực hiện như bình thường.
Thủ tục ly hôn với người đã bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự
Khi đã làm thủ tục ly hôn với người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự:
Trường hợp một bên bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì bên kia có quyền xin ly hôn.
Hồ sơ ly hôn nộp cho tòa án bao gồm:
- Đơn xin ly hôn (theo mẫu quy định);
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
- Chứng minh nhân dân và hộ khẩu của các bên (bản sao chứng thực);
- Quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự;
- Giấy khai sinh của các con (bản sao chứng thực);
- Giấy tờ chứng minh về tài sản (bản sao chứng thực) (nếu có yêu cầu).
Trình tự, thủ tục ly hôn với người bị tâm thần bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ lên tòa án có thẩm quyền
Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 35 và Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc.
Do đó, hồ sơ đơn phương ly hôn của bạn phải được nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng/vợ bạn đang đăng ký hộ khẩu thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đang làm việc.
Bước 2: Nộp án phí ly hôn đơn phương
Hiện nay, mức án phí ly hôn đơn phương được xác định theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 Quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án, cụ thể như sau:
- Trường hợp vợ, chồng không có tranh chấp về tài sản, mức án phí ly hôn đơn phương là 300.000 đồng.
- Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được việc phân chia tài sản và yêu cầu tòa án giải quyết, ngoài mức án phí nêu trên, đương sự còn phải chịu án phí có giá ngạch, được xác định dựa trên tỷ lệ phần trăm giá trị tài sản mà vợ, chồng được chia.
Bước 3: Tham gia phiên giao nộp, tiếp cận tài liệu, chứng cứ
Để làm sáng tỏ nội dung của vụ án ly hôn, trong giai đoạn xét xử, thẩm phán tiến hành mở phiên họp giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ.
Tại phiên họp này, người khởi kiện ly hôn đơn phương phải có mặt theo yêu cầu của tòa án.
Trường hợp nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án Điểm c Khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Bước 4: Tham gia phiên hòa giải
Phiên hòa giải là một thủ tục quan trọng, đặc biệt là đối với quy trình ly hôn đơn phương.
Thủ tục này tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng đang bên bờ vực chia ly có cơ hội để bình tĩnh xem xét lại các vấn đề đang tranh chấp, suy nghĩ thấu đáo trước khi đi tới phiên xét xử giải quyết đơn phương ly hôn.
Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể số lần tiến hành hòa giải cũng như thời gian giữa các phiên tòa hòa giải.
Tuy nhiên, thực tế, thông thường tòa án sẽ tiến hành hòa giải từ 2 đến 3 lần trước khi đưa vụ án ly hôn đơn phương ra xét xử.
Bước 5: Mở phiên tòa xét xử ly hôn đơn phương
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử ly hôn đơn phương.
Trường hợp có lý do chính đáng, thời gian này có thể được gia hạn nhưng không quá 2 tháng.
Kết thúc phiên tòa, kết quả giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn sẽ được quyết định bằng bản án.
Bản án ly hôn với người bị tâm thần
Bản án ly hôn là gì?
Bản án ly hôn là một trong những kết quả của quá trình giải quyết ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền mà đương sự có thể nhận được.
Nếu một bên có yêu cầu ly hôn đơn phương và được Tòa án chấp nhận yêu cầu ly hôn đó thì khi kết thúc thủ tục ly hôn, Tòa án sẽ ra bản án với nội dung đồng ý cho ly hôn và giải quyết các vấn đề con chung, tài sản chung của vợ chồng.
Từ thời điểm bản án này có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân đó chấm dứt. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp giải quyết ly hôn sẽ nhận được bản án ly hôn.
Nếu cả hai vợ chồng cùng yêu cầu giải quyết ly hôn hoặc một người có yêu cầu nhưng tại phiên hòa giải, cả hai thống nhất về các nội dung để ly hôn thì Tòa án có thể lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành, vợ chồng thống nhất ly hôn và Thẩm phán giải quyết ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trường hợp này không ban hành bản án về việc giải quyết ly hôn.
Tuy nhiên, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc ly hôn, nuôi con và chia tài sản khi ly hôn cũng có giá trị pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giống như bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật.
Ai có quyền ban hành bản án ly hôn?
Bản án ly hôn là một loại văn bản tố tụng, trong đó thể hiện phán quyết của Tòa án về các nội dung có liên quan đến việc đồng ý hay không đồng ý cho vợ chồng ly hôn, các vấn đề con chung, tài sản chung, nợ chung mà vợ, chồng có yêu cầu sẽ giải quyết như thế nào.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm quyền ban hành bản án ly hôn thuộc về Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn đó.
Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra bản án và Hội đồng xét xử vụ án ly hôn đó tuyên đọc bản án ly hôn trong phần tuyên án tại phiên tòa.
Nội dung bản án ly hôn
Nội dung của bản án ly hôn cần đảm bảo các nội dung của bản án sơ thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Khoản 2 Điều 266 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định, bản án ly hôn bao gồm: phần mở đầu, phần nội dung vụ án và nhận định và phần quyết định của Tòa án. Cụ thể như sau:
– Phần mở đầu: phải ghi rõ
- Tên Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn;
- Số và ngày thụ lý vụ án;
- Số bản án và ngày tuyên án;
- Họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch;
- Tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;
- Đối tượng tranh chấp; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử;
- Xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử.
– Phần nội dung vụ án và nhận định của Tòa án: Phần này phải ghi rõ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Tòa án phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa để:
- Phân tích, đánh giá, nhận định đầy đủ, khách quan về các tình tiết của vụ án;
- Những căn cứ pháp luật để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu;
- Đề nghị của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;
- Giải quyết các vấn đề khác có liên quan.
– Phần quyết định:
- Các căn cứ pháp luật;
- Quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án (có chấp nhận yêu cầu ly hôn hay không, vấn đề con chung, tài sản chung nếu có yêu cầu giải quyết thế nào)
- Về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, án phí, chi phí tố tụng và quyền kháng cáo đối với bản án.
Trường hợp có quyết định phải thi hành ngay chẳng hạn như việc cấp dưỡng nuôi con thì phải ghi rõ quyết định đó.
Giá trị pháp lý của bản án ly hôn
Bản án ly hôn là văn bản tố tụng có giá trị pháp lý.
Bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo quy định mà không có yêu cầu kháng cáo, kháng nghị của chủ thể có quyền hoặc không được xem xét lại theo thủ tục đặc biệt của Toà án nhân dân tối cao thì các nội dung có trong bản án như chấm dứt quan hệ hôn nhân, giải quyết quyền nuôi con chung, chia tài sản chung, nợ chung của vợ chồng được thực hiện theo quyết định của bản án.
Các nội dung đó chỉ mất giá trị khi có bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền thay thế nội dung đó. Bản án ly hôn do Tòa án ở Việt Nam ban hành thì có giá trị trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Tham khảo mẫu bản án ly hôn với người bị tâm thần
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Đối tượng điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình là gì?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới hồ sơ, thủ tục tạm dừng hoạt động, giải thể, đăng ký tạm ngừng kinh doanh qua mạng hoặc để dược tư vấn về các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 2 Điều 51 Luật HNGĐ qui định: Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Ngoài chủ thể là cha, mẹ, người thân thích, khoản 1, 5 Điều 187 BLTTDS còn có qui định: Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
Do đó dù người này bị tâm thần dẫn đến mất năng lực hành vi dân sự thì những chủ thể khác có thể thay họ thực hiện quyền yêu cầu ly hôn.
Theo Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về trường hợp không thể ly hôn như sau:
Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp:
+Vợ đang có thai, sinh con;
+Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Theo đó khi vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trừ trường hợp người yêu cầu ly hôn là người vợ.
Điều 269, Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 quy định về cấp trích lục bản án; giao, gửi bản án như sau:
“1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện được Tòa án cấp trích lục bản án.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.”
Đối với bản án, quyết định phúc thẩm thì Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án, quyết định phúc thẩm cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
Trường hợp Tòa án nhân dân cấp cao xét xử phúc thẩm thì thời hạn này có thể dài hơn, nhưng không quá 25 ngày.
Như vậy, Tòa án có trách nhiệm gửi bản án ly hôn đến các bên đương sự, cơ quan thi hành án, UBND cấp xã, nơi đương sự đăng ký hộ khẩu thường trú và cũng là nơi đã đăng ký kết hôn hoặc đang quản lý hồ sơ kết hôn của họ.