Trong các vụ án tranh chấp hôn nhân và gia đình, vấn đề cấp dưỡng nuôi con luôn được quan tâm và được Tòa án đặt ra để giải quyết giữa vợ chồng. Vậy quy định pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn như thế nào? Mức cấp dưỡng ra sao và mức xử phạt khi không cấp dưỡng nuôi con thế nào? Tại bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn đọc quy định pháp luật về vấn đề này và mời bạn đọc tham khảo Bản án Hôn nhân có cấp dưỡng nuôi con số 128/2021/HNGĐ-ST. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con?
Căn cứ theo Điều 58 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn như sau:
“Điều 58. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này.”
Bên cạnh đó, Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Căn cứ Mục 11 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:
– Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
– Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.
Như vậy, người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con có khả năng, điều kiện và không yêu cầu cấp dưỡng cho con thì không phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không quy định mức cấp dưỡng tối thiểu hiện nay hay mức cấp dưỡng tối đa là bao nhiêu mà pháp luật quy định chung như sau:
“Điều 116. Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.“
Theo đó, pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng là bao nhiêu mà phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng và những chi phí này phải là chi phí hợp lý. Người mẹ đưa ra những chứng từ, hóa đơn khống để tăng tiền cấp dưỡng nuôi con nếu xét thấy những chi phí đó không hợp lý thì Tòa sẽ không giải quyết. Ngược lại, trong trường hợp này người chồng đưa ra những căn cứ chứng minh những chi phí đó không có thật hoặc không hợp lý thì tòa án sẽ xem xét cụ thể.
Như vậy, mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn hiện hành trước hết là do thỏa thuận giữa hai vợ chồng. Người yêu cầu cấp dưỡng có thể yêu cầu mức cấp dưỡng cho con hợp lý căn cứ vào thu nhập thực tế, trừ đi nhu cầu thiết yếu phục vụ cho sinh hoạt tối thiểu nhất của người đó, cũng như căn cứ vào nhu cầu thiết yếu của con vì tùy vào từng độ tuổi khác nhau, con sẽ cần một mức cấp dưỡng phù hợp nhất.
Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.
Không cấp dưỡng cho con có bị phạt hay không?
Không cấp dưỡng có phạt tiền không?
Theo khoản 2 Điều 54 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật.
2. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.”
Trốn cấp dưỡng có thể bị xử lý hình sự
Căn cứ theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định xử phạt về việc trốn tránh cấp dưỡng:
- Người có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng; làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Như vậy, nếu có đủ điều kiện kinh tế để cấp dưỡng nhưng người đó lại không cấp dưỡng, hành động này lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người được cấp dưỡng thì có thể bị phạt tù lên đến 2 năm.
Căn cứ Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015 quy định mức xử phạt như sau:
- Người có điều kiện mà không chấp hành bản án; quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Không chấp hành án còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Tải xuống bản án Hôn nhân có cấp dưỡng nuôi con số 128/2021/HNGĐ-ST
Có thể bạn quan tâm:
- Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định pháp luật
- Nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài theo quy định mới nhất
- Có phải cấp dưỡng cho con khi không đăng ký kết hôn ?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Bản án Hôn nhân có cấp dưỡng nuôi con số 128/2021/HNGĐ-ST”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, bảo hộ bản quyền tác giả hay sử dụng dịch vụ bảo hộ logo công ty của chúng tôi… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Khi thuộc trong số những trường hợp sau thì người cấp dưỡng không có nghĩa vụ cấp dưỡng:
Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
Trường hợp khác theo quy định của luật.
Nếu như người nuôi con đủ khả năng về thu nhập tài chính để đem tới cho con một sống đầy đủ; ổn định cho đến khi con thành niên và đủ khả năng để kiếm sống tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con với mức thu nhập không quá dư dả; khi đó pháp luật sẽ xem xét công nhận thỏa thuận của các bên không có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Về thẩm quyền giải quyết theo Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
5. Tranh chấp về cấp dưỡng.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền là Tòa án.