Bấm còi quá mức là một dạng ô nhiễm tiếng ồn. Việc bấm còi xe một cách không cần thiết là thói quen xấu cần phải chấm dứt. Ở nhiều nước không có tình trạng bấm còi xe vô tội vạ. Việc bấm còi bị xem là một cử chỉ thô lỗ, trừ trường hợp bạn bấm còi vì sự an toàn của người khác. Đặc biệt là vào ban đêm, đây là thời gian nghỉ ngơi sau một này làm việc vất vả. Nhưng nhiều đối tượng lại bấm còi xe liên tục gây ồn ào. Vậy bấm còi xe gây ồn vào ban đêm bị xử phạt như thế nào?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật giao thông đường bộ 2008
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Nội dung tư vấn
Thực trạng sử dụng còi xe ban đêm
Lâu nay, tình trạng lái xe dùng còi hơi, còi tự chế âm thanh lớn trong thành phố, bấm còi rú ga liên tục gây mất an toàn cho người tham gia giao thông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân sinh sống hai bên đường đã được dư luận phản ánh nhiều. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn diễn ra nhức nhối; đặc biệt là việc sử dụng còi xe ban đêm, cần sớm có giải pháp cụ thể để trả lại môi trường sống yên tĩnh, an toàn cho người dân.
Ví dụ như tại Hà Nội, ban đêm từ 20h đến 5h sáng hôm sau thường là các loại xe tải; xe chở rác, xe công ten nơ vừa đi vừa bấm còi inh ỏi, sử dụng còi xe sai cách bất kể giờ giấc. Đặc biệt là nếu nhà ở mặt phố; dù đã đóng cửa kín mít, nhưng chỉ ngăn được tiếng ồn của động cơ xe, còn tiếng còi làm rung kính cửa sổ thì không ngăn được. Ai cũng phải giật mình hoảng sợ, khổ nhất là trẻ nhỏ, người già yếu, đau ốm, trẻ em đang học bài…
Lái xe dùng còi to là không tuân thủ các quy định pháp luật… Có lái xe dùng hai loại còi; còi âm thanh lớn dùng để đi đường, còn về gần cơ quan, đơn vị; thì lái xe dùng còi âm thanh nhỏ để che tai, mắt lãnh đạo. Hoặc đến cơ quan đăng kiểm lái xe bỏ ở nhà còi tự chế âm thanh lớn (còi hơi), lắp còi âm thanh nhỏ.
Bấm còi xe gây ồn vào ban đêm bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ vào điểm g khoản 1 và khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, quy định như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô; và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau; trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm; khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông; thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;“
Bấm còi xe thế nào cho đúng cách?
Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ; bấm còi hơi là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Giao thông đường bộ 2008.
Ngoài ra, Luật này cũng quy định điều kiện của xe cơ giới tham gia giao thông phải có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật.
Như vậy, người sử dụng còi xe đúng cách là người:
– Không bấm còi trong đô thị, khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ xe ưu tiên;
– Không bấm còi, rú ga liên tục trong đô thị, khu dân cư. Đặc biệt, ô tô không được bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư;
– Đi xe có còi và còi phải có tác dụng;
– Không “độ” còi, phải sử dụng còi đúng quy chuẩn của loại xe đang sử dụng;
– Chỉ sử dụng còi khi cần thiết, nhằm cảnh báo cho người khác trong những trường hợp cần thiết.
Việc sử dụng còi xe “vô tội vạ” không phải chuyện hiếm. Tuy nhiên, việc này không những chẳng mang lại tác dụng gì mà còn khiến thành phố bị ô nhiễm tiếng ồn; người tham gia giao thông trở nên khó chịu. Thậm chí, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.
Sử dụng còi xe đúng cách không chỉ tránh cho người điều khiển phương tiện bị xử phạt; mà còn thể hiện văn hóa của người tham gia giao thông.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Lỗi điều khiển xe không có còi, đèn đối với xe gắn máy
- Đi xe bấm còi inh ỏi có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Bấm còi xe gây ồn vào ban đêm bị xử phạt như thế nào?
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào điểm g khoản 1 và khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
Còi xe là thiết bị bắt buộc phải lắp đặt trên các phương tiện cơ giới, với chức năng hướng sự chú ý của người tham gia giao thông khi cảnh báo về mức độ nguy hiểm hay đơn giản là làm hiệu lệnh. Tuy nhiên, không ít người tham gia giao thông hiện nay sử dụng còi xe tùy tiện mà không nghĩ tới ảnh hưởng của nó.
Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi “bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định” (điểm n khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ).