Công đoàn là tổ chức chính trị- xã hội để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Ở mỗi đơn vị đều có một tổ chức công đoàn. Và mỗi năm lại tổ chức đại hội công đoàn một lần. Tại một đại hội công đoàn, ngoài bài phát biểu khai mạc, bế mạc; và các bài phát biểu của đại diện công đoàn cấp trên, cấp ủy, chính quyền thì các bài phát biểu là rất quan trọng. Vậy nội dung của một bài tham luận đại hội công đoàn cơ sở ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Bài tham luận đại hội công đoàn cơ sở
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn; của giai cấp công nhân và của người lao động; được thành lập trên cơ sở tự nguyện, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam;
Công đoàn đại diện cho công nhân, lao động cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động); chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ; kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trình tự nội dung chính của đại hội công đoàn các cấp được tiến hành theo quy trình sau:
- Chào cờ (Quốc ca và Bài hát truyền thống của Công đoàn Việt Nam)
- Bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, diễn văn khai mạc.
- Thông qua chương trình, quy chế làm việc của đại hội.
- Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu.
- Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng nhiệm kỳ tới.
- Thảo luận các văn kiện của đại hội.
- Phát biểu của đại diện công đoàn cấp trên, cấp ủy đảng, chính quyền, chuyên môn.
- Tổ chức bầu cử theo quy định.
- Thông qua nghị quyết đại hội.
- Diễn văn bế mạc
- Chào cờ.
Bài tham luận về đại hội công đoàn cơ sở
Tham luận tại đại hội công đoàn là ý kiến được thể hiện trong hoạt động công đoàn; và trong hoạt động công đoàn về một vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động; để đoàn viên thảo luận, tranh luận và đưa ra phương án cụ thể; thực hiện các hoạt động công đoàn cơ sở.
Do có sự khác nhau của các đơn vị; hoạt động công đoàn cũng sẽ có những khác biệt nhau về nội dung. Nhưng đa phần đều có điểm chung là quan tâm đến quyền và lợi ích của người lao động. Sau đây, Luật sư X sẽ gợi ý một số nội dung chính của bài tham luận về đại hội công đoàn cơ sở; với công tác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động:
- Công đoàn cần thường xuyên cập nhật, nắm bắt những chính sách, chế độ mới; liên quan đến người lao động để kịp thời đề xuất lên lãnh đạo thực hiện đủ, đúng theo quy định.
- Công đoàn cần phải quan tâm đến từng người lao động, kịp thời thăm hỏi, động viên khi người lao động ốm đau hoặc có những khó khăn trong cuộc sống
- Triển khai tổ chức các hoạt động văn hóa, tham quan, học hỏi; để người lao động có tinh thần làm việc cao, giúp tăng hiệu suất lao động
- Xây dựng quy chế, định mức các chế độ chính sách rõ ràng; phù hợp với khả năng tài chính và lấy ý kiến đóng góp của người lao động;
- Công đoàn phải phối hợp với chính quyền; để thể hiện được chức năng, nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người lao động; dám đấu tranh đối với những trường hợp vi phạm quy định của pháp luật;
- Công đoàn cần kịp thời động viên khen thưởng; đối với những cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động; phát huy các điểm mạnh; cải thiện điểm yếu; và tạo điều kiện để những điểm mạnh đó được nhân rộng hiệu quả.
Mời bạn tham khảo một mẫu tham luận công đoàn cơ sở:
Nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở
Nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở; theo nhiệm kỳ của công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý, chỉ đạo.
Đối với công đoàn cơ sở mới thành lập; thời gian kết thúc nhiệm kỳ theo thời gian của của công đoàn cấp trên trực tiếp. Trường hợp khi công đoàn cơ sở được thành lập; mà thời gian kết thúc nhiệm kỳ của công đoàn cấp trên trực tiếp còn dưới 18 tháng; thì nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở thực hiện theo nhiệm kỳ kế tiếp của công đoàn cấp trên trực tiếp.
Ví dụ: nhiệm kỳ của công đoàn cấp trên trực tiếp là 2018 – 2023, nếu công đoàn cơ sở thành lập năm 2019, nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở sẽ là 2019- 2023; tương tự, nếu thành lập năm 2020, nhiệm kỳ sẽ là 2020 – 2023; nếu thành lập cuối năm 2022 nhiệm kỳ sẽ là 2022 – 2028.
b. Công đoàn cơ sở thành viên công đ;àn bộ phận (nếu có) tổ chức đại hội theo nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở; tổ công đoàn (nếu có) tổ chức hội nghị toàn thể đoàn viên đ;ể thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch đại hội của công đoàn cơ sở; và bầu tổ trưởng, tổ phó công đoàn. Trường hợp khuyết tổ trưởng, tổ phó công đoàn; ban chấp hành công đoàn cơ sở chỉ đạo tổ công đoàn tổ chức hội nghị toàn thể để bầu bổ sung.
Giải quyết tranh chấp về quyền công đoàn
Khi phát sinh tranh chấp về quyền công đoàn giữa đoàn viên công đoàn, người lao động, tổ chức công đoàn với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định sau đây:
- Tranh chấp thuộc phạm vi quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong quan hệ lao động thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết theo pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động;
- Tranh chấp thuộc phạm vi quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong các quan hệ khác thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết theo pháp luật tương ứng có liên quan;
- Tranh chấp liên quan đến việc không thực hiện hoặc từ chối thực hiện trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động đối với Công đoàn thì công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Bài tham luận đại hội công đoàn cơ sở“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm nhiều thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề khác như: tạm dừng công ty, dịch vụ đăng ký mã số thuế cá nhân trọn gói,…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
– Công đoàn có quyền, trách nhiệm phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
– Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm cử cán bộ công đoàn đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
Cán bộ công đoàn bao gồm: Tổ trưởng, tổ phó công đoàn, ủy viên ban chấp hành công đoàn các cấp; ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp, thành viên các ban quần chúng của công đoàn các cấp thông qua bầu cử hoặc cấp công đoàn có thẩm quyền chỉ định. Cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của công đoàn các cấp.