Hiện nay, các nội dung liên quan đến thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định trong Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp ban hành năm 1993 và chính thức có hiệu lực thi hành năm 1994.Luật này được ban hành bời Quốc hội khóa IX và mang đặc trưng là thu thuế nhưng không phụ thuộc vào kết quả thực tế sử dụng đất của người nộp thuế mà được ban hành với mục đích nhằm khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong điều kiện sản xuất còn lạc hậu của người dân khi mà đời sống của nông dân còn thấp kém. Tuy nhiên, hiện nay trên một số phương tiện truyền thông nổi lên một vài ý kiến cho rằng nên bãi bỏ thuế sử dụng đất nông nghiệp, vì các quy định này đã đặt ra từ rất lâu và không còn phù hợp với tình hình phát triển nông nghiệp hiện nay ở nước ta nữa. Điều này khiến cho nhiều người dân hoang mang không biết quy định này đã được bãi bỏ trên thực tế hay chưa? Việc bãi bỏ thuế sử dụng đất nông nghiệp có thực sự phù hợp trong giai đoạn hiện tại hay không?
Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ cung cấp cho bạn các thông tin liên quan đến “Bãi bỏ thuế sử dụng đất nông nghiệp”, kính mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lý
- Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp số 23-L/CTN ngày 10/07/1993 của quốc hội
- Nghị định của Chính phủ số 74-CP ngày 25-10-1993 ,
- Luật đất đai năm 2013
Nội dung tư vấn
Đất nông nghiệp gồm những loại đất nào?
Theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, nhóm đất nông nghiệp được ký hiệu là NNP, là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác (kể cả đất làm bờ lô, bờ thửa nằm trong khu đất của một đối tượng sử dụng đất để phục vụ cho mục đích nông nghiệp của đối tượng đó).
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật đất đai năm 2013, dựa vào mục đích sử dụng đất, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
- Đất trồng cây lâu năm;
- Đất rừng sản xuất;
- Đất rừng phòng hộ;
- Đất rừng đặc dụng;
- Đất nuôi trồng thủy sản;
- Đất làm muối;
- Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
Các loại đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp
Theo quy định tại Điều 1 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp số 23-L/CTN năm 1993, tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp (gọi chung là hộ nộp thuế) đều phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp. Hộ được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 74-CP ngày 25-10-1993 nghị định của Chính phủ, đđất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm:
– Đất trồng trọt là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ.
- Đất trồng cây hàng năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng (từ khi trồng đến khi thu hoạch) không quá 365 ngày như lúa, ngô, rau, lạc… hoặc cây trồng một lần cho thu hoạch một vài năm nhưng không trải qua thời kỳ xây dựng cơ bản như mía, chuối, cói, gai, sả, dứa (thơm)..
- Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng trên 365 ngày, trồng một lần nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm và phải trải qua một thời kỳ xây dựng cơ bản mới cho thu hoạch như cao su, chè, cà phê, cam, quýt, nhãn, cọ, dừa…
- Đất trồng cỏ là đất đã có chủ sử dụng vào việc trồng cỏ để chăn nuôi gia súc.
– Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là đất đã có chủ sử dụng chuyên nuôi trồng thuỷ sản hoặc vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa trồng trọt, nhưng về cơ bản không sử dụng vào các mục đích khác.
– Đất trồng là đất đã được trồng rừng và đã giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, chăm sóc và khai thác, không bao gồm đất đồi núi trọc.
- Trong trường hợp không sử dụng đất thuộc diện chịu thuế theo quy định tại điều này chủ sử dụng đất vẫn phải nộp thuế theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Bên cạnh những loại đất phải chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp thì pháp luật cũng đặt ra quy định đối với những loại đất không phải chịu thuế này, cụ thể bao gồm các loại đất sau đây:
- Đất rừng tự nhiên;
- Đất đồng cỏ tự nhiên chưa giao cho tổ chức, cá nhân nào sử dụng;
- Đất để ở, đất xây dựng công trình thuộc diện chịu thuế nhà đất;
- Đất làm giao thông, thuỷ lợi dùng chung cho cánh đồng;
- Đất chuyên dùng theo quy định của Luật đất đai.
- Đất do Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định của Luật đất đai.
Có nên bãi bỏ thuế sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay không?
Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp có hiệu lực hiện nay được Quốc hội Khoá IX, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 10.7.1993, có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.1994.
– Luật này điều chỉnh quan hệ thu, nộp thuế giữa Nhà nước và tổ chức, cá nhân sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
– Việc ban hành Luật này là khuyến khích người dân sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, thực hiện công bằng, hợp lí sự đóng góp của tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp vào ngân sách nhà nước.
– Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993 mang đặc trưng là được Nhà nước quy định thu thuế không phụ thuộc vào kết quả thực tế sử dụng đất của người nộp thuế. Đồng thời cũng thể hiện rất rõ chính sách của Nhà nước trong việc khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện sản xuất còn lạc hậu, đời sống của nông dân còn thấp kém.
Mặc dù, Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993, có hiệu lực từ năm 1994 tính đến nay đã trải qua gần 10 năm triển khai thực hiện, với số thu bình quân mỗi năm có thể lên tới hàng tỷ đồng, chiếm khoảng một khoảng không nhỏ cho tổng số thu ngân sách. Tuy nhiên, các quy định trong Luật này tồn tại rất nhiều điểm hạn chế.
– Xét theo thực tế hiện nay khi mà pháp luật nước ta thường xuyên có sự thay đổi để đáp ứng với sự phát triển và nhu cầu của toàn xã hội. Cùng với đó, người dân ngày càng có nhận thức tốt hơn về các quy định của pháp luật khiến cho các hạn chế của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp ngày càng được bộc lộ một cách rõ nét, đặc biệt là sự thiếu thống nhất giữa các địa phương trong hình thức thu. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, Chính phủ cũng đã nhiều lần ban hành chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp theo từng mùa vụ cho những địa phương gặp thiên tai. Tuy nhiên, để thực hiện các chính sách ưu đãi này đòi hỏi phải tuân theo các trình tự thủ tục phức tạp không rõ ràng, cụ thể và khá cồng kềnh khiến cho người dân cũng như cơ quan thực hiện gặp không ít rắc rối.
Theo đó, hiện nay khi mà Bộ Tài chính là cơ quan được giao xây dựng Luật Thuế sử dụng đất, đang đứng trước sự lựa chọn đầy khó khăn là có nên xóa bỏ việc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp không? Nhiều ý kiến cũng đồng tình cho rằng nên bãi bỏ thuế đất nông nghiệp vì nó không còn phù hợp để áp dụng trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, khi đề xuất bãi bỏ thuế sử dụng đất nông nghiệp, ban soạn thảo cũng đã phải chịu sức ép cả từ phía các địa phương mà nguồn thu chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, lẫn sức ép từ khoản chi phí quá lớn để thực hiện thuế này, cũng như chính sách “kích cầu” cho nông dân.
Việc có bãi bỏ thuế sử dụng đất nông nghiệp hay không? sẽ được giải đáp khi mà nhà nước ban hành ra các quy định mới về thuế sử dụng đất trong thời gian sắp tới. Trước mắt, việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp vẫn tiếp tục được kéo dài cho tới năm 2025.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ chuyển mục đích sử dụng đất tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Liên hệ
Vấn đề “Bãi bỏ thuế sử dụng đất nông nghiệp”đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về Xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện
Mời bạn xem thêm
- So sánh thống kê và kiểm kê đất đai theo quy định pháp luật hiện hành
- Đất vi bằng có làm sổ hồng được không theo quy định mới?
- Bản án tranh chấp quyền sử dụng đất và hủy giấy chứng nhận
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 5 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993, các căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:
– Diện tích;
– Hạng đất;
– Định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất.
Theo quy định tại Điều 1 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 và Điều 1 Nghị định 74-CP, đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:
– Tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp đều phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, bao gồm:
+ Các hộ gia đình nông dân, hộ tư nhân và cá nhân;
+ Các tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất dành cho nhu cầu công ích của xã;
+ Các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản bao gồm nông trường, lâm trường, xí nghiệp, trạm trại và các doanh nghiệp khác, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức xã hội và các đơn vị khác sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
– Hộ được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.