Tâm lý thích sinh con trai vẫn còn rất phổ biến hiện nay. Nên nhiều cặp vợ chồng đã tìm đến khoa học, công nghệ để có con như mong muốn. Thực tế cho thấy, hầu hết các cặp vợ chồng đều biết giới tính thai nhi trước sinh; chủ yếu là tò mò muốn biết con trai hay gái. Số ít chủ động chọn giới tính để sinh con như ý muốn, họ “cam kết” với bác sĩ; chỉ biết trai – gái cho vui; nhưng khi giới tính thai nhi không như mong muốn họ lại đến cơ sở khác để bỏ thai. Vậy bác sĩ chuẩn đoán như vậy có vi phạm pháp luật không? Bác sĩ chuẩn đoán giới tính thai nhi bị xử lý như thế nào?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thực trạng việc lựa chọn giới tính thai nhi
Hiện nay việc lựa chọn giới tính thai nhi bằng việc lạm dụng các kỹ thuật y sinh học là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta. Siêu âm đã và đang là kỹ thuật phổ biến; góp phần tích cực vào việc sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện dị tật bẩm sinh ngay từ trong bào thai, giúp các cặp vợ chồng sinh ra những đứa con khỏe mạnh. Song mặt trái của siêu âm là có thể chẩn đoán giới tính thai nhi; và điều này dễ dẫn đến khả năng nạo phá thai để lựa chọn giới tính của trẻ.
Theo phân tích của các nhà điều tra nhân khẩu học cho thấy, tại Việt Nam hiện nay nhìn thấy từ tỉ số giới tính khi sinh khiến nhiều người bất ngờ là tỉ số giới tính khi sinh tăng lên theo trình độ học vấn của người mẹ. Lâu nay; người ta cứ nghĩ tình trạng mất cân bằng tỉ số giới tính khi sinh sẽ rơi vào nhóm các bà mẹ có học vấn thấp; nhưng kết quả lại cho thấy ngược lại. Tỷ số giới tính khi sinh tăng từ mức 106 -111 ở các bà mẹ có trình độ tiểu học lên mức 113 ở bậc Trung học phổ thông; và cuối cùng là 115 ở bậc đại học trở lên.
Điều đáng ngạc nhiên là ở nhóm những bà mẹ với 3 năm đi học, tỉ số giới tính khi sinh tương tự mức sinh học tự nhiên là 105. Cũng theo đó; gia đình có thu nhập cao thì việc lựa chọn giới tính khi sinh càng lớn; cụ thể là tỷ số này là 113 bé trai/100 gái; trong khi đó nhóm dân cư nghèo đạt 107 bé trai/100 bé gái.
Hậu quả của việc lựa chọn giới tính thai nhi
Với tình trạng hiện nay tại Việt Nam, tình trạng mất cân bằng tỉ số giới tính khi sinh sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cấu trúc dân số Việt Nam trong tương lai; dẫn tới việc dư thừa nam giới trong xã hội. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự báo đến năm 2050; Việt Nam sẽ thiếu từ 2,3 đến 4,3 triệu phụ nữ.
Bên cạnh đó, mất cân bằng tỉ số giới tính khi sinh có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; và ảnh hưởng tới cuộc sống của phụ nữ, nam giới, gia đình và cộng đồng; làm tăng tệ nạn mại dâm; HIV/AIDS, nạn buôn bán phụ nữ; trẻ em gái và các hình thức bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em gái, bất bình đẳng, ly hôn; bất ổn xã hội…
Nam giới trẻ tuổi sẽ bị dư thừa so với nữ do tỷ lệ nữ giới đang giảm dần trong cùng một thế hệ; và kết quả là họ có thể phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng khi tìm kiếm bạn đời. Trì hoãn hôn nhân trong nam giới hoặc gia tăng tỷ lệ sống độc thân là những khả năng có thể xảy ra trong tương lai; do tình trạng thiếu phụ nữ trong độ tuổi kết hôn. Điều này sẽ tác động ngược lại hệ thống gia đình trong tương lai.
Bác sĩ chuẩn đoán giới tính thai nhi có vi phạm pháp luật?
Theo Khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh về dân số năm 2003; Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 104/2003/NĐ-CP (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh dân số); một trong những hành vi bị nghiêm cấm là:
“chẩn đoán để lựa chọn giới tính thai nhi bằng các biện pháp: xác định qua triệu chứng, bắt mạch; xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào; siêu âm ….”.
Bác sĩ chuẩn đoán giới tính thai nhi bị xử lý như thế nào?
Khoản 2 Điều 98 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng đối với hành vi bắt mạch hoặc siêu âm; hoặc xét nghiệm cho người đang mang thai để chẩn đoán và tiết lộ, cung cấp thông tin về giới tính thai nhi; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, chế tài xử lý đối với cá nhân vi phạm là phạt tiền 5-10 triệu; với tổ chức là 10-20 triệu đồng (khoản 5 Điều 4 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP). Ngoài ra, chủ thể thực hiện hành vi siêu âm để chẩn đoán giới tính thai nhi còn bị áp dụng hình thức xử lý bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động; chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 1-3 tháng.
Nghị định 117/2020/NĐ-CP cũng quy định; hành vi bói toán để xác định giới tính thai nhi sẽ bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng.
Đồng thời; người nào tuyên truyền; phổ biến phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn; hoặc tư vấn phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn sẽ bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Bác sĩ chuẩn đoán giới tính thai nhi bị xử lý như thế nào?
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật; sẽ phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bắt mạch hoặc siêu âm hoặc xét nghiệm cho người đang mang thai để chẩn đoán và tiết lộ, cung cấp thông tin về giới tính thai nhi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nghị định 117/2020 cũng quy định người nào tuyên truyền, phổ biến phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn hoặc tư vấn phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn sẽ bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng.
– Chuẩn đoán để lựa chọn giới tính thai nhi
– Loại bỏ thai nhi vì lựa chọn giới tính thai nhi bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác.