Mới đây, mạng xã hội vừa lan truyền một đoạn video kể lại vụ việc bà ngoại rút ống thở của cháu gái mới lọt lòng, gây phẫn nộ dư luận. Đoạn video này ghi lại cảnh một nhóm tình nguyện viên đang đứng trước nhà của em bé để đợi gia đình ký vào giấy xác nhận chứng tử. Mẹ của em bé xấu số này là một cô gái trẻ, sinh năm 1999, hơi khờ khạo nên bị người ta lừa quan hệ dẫn đến mang thai ngoài ý muốn. Đứa trẻ sinh ra trong tình trạng rất yếu nhưng các bác sĩ đã đặt ống thở và có thể cứu được. Nhưng chính bà ngoại của em bé này đã quyết định rút ống thở vì sợ không đủ tiền lo cho hai mẹ con.
Liên quan đến câu chuyện thương tâm và cũng gây nên làn sóng phẫn nộ trong dư luận mới đây. Luật sư X cũng nhận được rất nhiều câu hỏi thắc mắc dưới góc độ pháp lý về hành vi của người bà. Bài viết dưới đây chúng tôi xin được dưa ra quan điểm như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thế nào là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác?
Quy định tại Bộ luật hình sự 2015 chỉ đề cập giết người mà không quy định cố ý giết người. Vì từ “giết” đã bao hàm cả sự cố ý. Tùy từng trường hợp có thể phạm tội “Vô ý làm chết người” hoặc một tội phạm khác tương ứng. Trường hợp bà ngoại rút ống thở của cháu gái khi còn sống là cố ý giết người. Trường hợp trước khi có hành vi tước đoạt tính mạng người khác, người phạm tội nhận thức rõ hành động của mình tất yếu. Hoặc có thể gây cho nạn nhân chết và mong muốn; hoặc bỏ mặc cho nạn nhân chết.
Dù trường hợp theo hoàn cảnh trên là người bà cũng có nỗi khổ riêng nhưng pháp luật sinh ra để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp. Vì vậy, trong trường hợp này nếu các cơ quan điều tra làm rõ và xét thấy hành vi trên cấu thành tội giết người thì sẽ tiến hành khởi tố vụ án.
Có thể bạn quan tâm:
Bà ngoại rút ống thở của cháu gái là hành vi giết người
Hiến pháp Việt Nam quy định công dân có quyền được sống. Bất cứ ai xâm phạm đến quyền hạn này đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Theo các quy định hiện hành thì ngay cả nhân viên y tế cũng không được phép tự ý rút ống thở bệnh nhân khi đang được điều trị cho dù bất kỳ lý do nào. Kể cả việc quyết định rút ống thở cho bệnh nhân đang điều trị thở máy trong trường hợp cai máy thở phải được đảm bảo thực hiện theo quy trình, theo y lệnh của người có trách nhiệm. Huống gì một đứa bé chỉ mới lọt lòng mẹ trong tình trạng cơ thể yếu ớt thì hành vi rút máy thở dẫn đến cháu bé tử vong đã gây phẫn nộ và chỉ trích tột cùng.
Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, hành vi của người bà kể trên sẽ bị khép vào tội giết người. Được hiểu là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật; vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng của con người. Dựa vào những phân tích trên và nếu qua quá trình điều tra xét thấy vụ việc này là đúng. Trong trường hợp mẹ của cháu bé không tố cáo về hành vi này hay không thì cơ quan chức năng vẫn có quyền khởi tố vụ án và xử lý vi phạm của người bà với tội giết người.
Có thể bạn quan tâm:
Khung hình phạt đối với bà ngoại rút ống thở của cháu gái
Căn cứ Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định: Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Trẻ em mà quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi. Căn cứ vào các quy định trên. Việc người bà rút ống thở gây tử vong cho cháu gái là hành vi giết người dưới 16 tuổi (giết trẻ em).
Tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) cũng quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi này. Theo đó, mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Pháp luật quy định điều luật này nhằm răn đe đối với những đối tượng có khả năng thực hiện loại tội phạm này. Thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật trong việc bảo vệ quyền được sống – quyền tối thiểu của con người.
Các tình tiết giảm nhẹ
Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
- Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
- Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
- Người phạm tội tự thú;
- Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;
- Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;
- Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
- Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Dựa theo những thông tin điều tra của công an. Tòa án sẽ xem xét tất cả các tình tiết và đưa ra quyết định cuối cùng. Có thể thấy trong đó hành vi bà ngoại rút ống thở của cháu gái dẫn đến tử vong; là rất khó để xem xét giảm nhẹ. Tuy nhiên cũng cần xét đến nỗi khổ tâm của người bà khi dịch bệnh đang khó khăn như hiện tại. Đứa con gái khờ và cháu gái mới ra đời thực sự sẽ là gánh nặng trên đôi vai ấy. Cái tình cái lý sẽ được pháp luật minh bạch cho tất cả.
Có thể bạn quan tâm:
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Bà ngoại rút ống thở của cháu gái sẽ bị xử lý như thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chết. Thân nhân của người chết có trách nhiệm đi khai tử cho người chết. Trường hợp, thân nhân của người chết không có điều kiện trực tiếp đến cơ quan đăng ký hộ tịch. Có thể ủy quyền cho người khác làm thay.
Trường hợp đối tượng lợi dụng tình trạng không tự vệ được của nạn nhân; để cố ý quan hệ tình dục. Nghĩa là có dấu hiệu của tội hiếp dâm. Theo Điều 141 Bộ luật hình sự 2015 về tội hiếp dâm. Thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân. Mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Nếu giữa hai người không quen biết nhau từ trước. Nạn nhân cũng không có bất cứ dấu hiệu bất thường gì; để buộc người khác nhận biết là họ bị tâm thần. Đồng thời hai bên tự nguyện quan hệ tình dục. Trường hợp nạn nhân đã đủ 18 tuổi trở lên. Hành vi này có thể không cấu thành Tội hiếp dâm.