Bà Lê Thị Giàu – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần thực phẩm Bình Tây – khởi kiện bà Nguyễn Phương Hằng (vợ ông Dũng “lò vôi”), đòi bồi thường 1.000 tỉ đồng, con số này đã làm những người theo dõi trên mạn xã hội bất ngờ vì đây là một số tiền lớn mà không phải ai cũng có thể có được và rất ít những vụ kiện tụng về danh dự nhân phẩm có mức bồi thường về tổn thất tinh thần cao đến mức đấy; nhiều ý kiến cho rằng, pháp luật cho phép bị hại có quyền đưa ra số tiền bồi thường lớn nhưng phải đi kèm với chứng cứ thuyết phục.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Quy định của pháp luật về hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác
Xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác được thể hiện dưới nhiều hành vi khác nhau như: chửi bới; đưa các thông tin (bao gồm hình ảnh và âm thanh) sai sự thực lên mạng; viết các bài viết có nội dung bôi nhọ;…
Theo quy định của pháp luật thì danh dự, uy tín, nhân phẩm của mỗi cá nhân; công dân là bất khả xâm phạm; luôn được pháp luật bảo vệ bằng cách đặt ra các quy định pháp luật; để xử lý đối với những hành vi xâm phạm danh dự nhân phẩm của người khác.
Mời bạn đọc xem thêm: Xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác bị xử lý như thế nào? để biết thêm quy định của pháp luật đối với hành vi này.
Bà Giàu kiện bà Hằng 1.000 tỷ liệu có khả thi không?
Theo đơn khởi kiện, ngày 14/5, trong buổi livestream trên trang cá nhân và các fanpage mạng xã hội; bà Nguyễn Phương Hằng (vợ ông Dũng “lò vôi”, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đại Nam); đã nói chuyện với chủ đề công bố động trời về Lê Thị Giàu; và sư thầy Bửu Chánh (chùa Phước Sơn).
Nội dung bà Phương Hằng nói đã xúc phạm danh dự, uy tín của bà Giàu khi bịa đặt, vu khống bà “ép bức sư Bửu Chánh – trụ trì chùa Phước Sơn – trả lại tiền và xe cho bà Hằng”, “thùng tiền công đức của chùa do bà Giàu quản lý”, “bà Giàu là “doanh nhân siêu lừa đảo”, hung dữ, mua tượng Phật và hoa không trả tiền”.
Đặc biệt là bà Hằng xúc phạm đến uy tín thương hiệu Mì lá bồ đề; dầu Nhị thiên đường do bà Giàu làm chủ,;đang hoạt động là thương hiệu đểu, chứng nhận giả.
Bà Giàu yêu cầu tòa án buộc bà Nguyễn Phương Hằng gỡ bài nói về bà; công khai xin lỗi và cải chính trên mạng YouTube; bồi thường tổn thất vật chất và tinh thần với số tiền 1.000 tỷ đồng. Một con số cực kỳ lớn mà ít ai có thể tưởng tượng nổi khi nghĩ về việc bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần
Trong vụ việc này, đúng là quyền khởi kiện thuộc về bà Giàu; nếu vị doanh nhân này thấy và cho rằng quyền lợi danh dự uy tín nhân phẩm của mình bị xâm phạm thì hoàn toàn có quyền khởi kiện.
Bà giàu kiện bà Hằng để được Bồi thường thiệt hại do xúc phạm danh dự nhân phẩm
Việc Bà giàu kiện bà Hằng yêu cầu bà hằng bồi thường thực chất là có căn cứ, cụ thể theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015:
Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Như vậy bà Giàu hoàn toàn có thể yêu cầu bồi thường; nhưng pháp luật đã quy định: Đối với việc đền bù thì mức tối đa mà người bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định; nếu không thỏa thuận được giữa các bên việc bà Giàu yêu cầu bà Hằng bồi thưởng 1.000 tỷ; theo tôi nghĩ chỉ là mang tính chất ví dụ hoặc gây chấn động dư luận chứ khó mà đạt được mức bồi thường cao như vậy.
Để biết chính xác về việc bồi thường thì ta cũng khó có thể cân đo đong đếm; vì trong quá trình bị hạ thấp dan dự nhân phẩm; người bị hại có thể thống kê ra được rất nhiều tổn thất từ nhỏ nhặt đến rất lớn ví dụ như: Bà Giàu sau khi bị bà Hằng xúc phạm danh dự nhân phẩn đã không thể chịu nổi; và không còn muốn đi làm do phải chịu chấn thương tâm lý; bà Giàu sau khi không đi làm thì bà đã mất 1 đến 2 bịch khăn giấy để lau nước mắt,…vv; cũng được cho vào mục bồi thường ngoài hợp đồng; nếu bà Giầu chứng minh được những thiệt hại đó là do bà Hằng gây ra.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề bồi thường của bà Giàu và bà Hằng; mọi thắc mắc hoặc nhu cầu được tư vấn và giải quyết các vấn đề về pháp luật; vui lòng liên hệ Luật sư X qua hotline: 0936.358.102
theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015: Tội làm nhục người khác
Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đặc biệt, khi sử dụng các mạng xã hội như youtube, facebook để đăng tải những clip với mục đích xúc phạm; hoàn toàn có thể bị truy tố theo Khoản 2 Điều 155: Phạt tới 2 năm tù.
Tội vu khống được quy định, hướng dẫn tại điều 156 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
c) Làm nạn nhân tự sát.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Những vấn đề cụ thể của nguyên đơn yêu cầu tòa án giải quyết gồm: Buộc bị đơn bà Nguyễn Phương Hằng chấm dứt hành vi xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm nguyên đơn và thương hiệu sản phẩm trong doanh nghiệp của nguyên đơn. Đồng thời, buộc bị đơn gỡ bỏ bài nói chuyện trên trang mạng Youtube: Vnew24h ngày 14/5 của bị đơn nói về nguyên đơn; Buộc bị đơn công khai xin lỗi và cải chính thông tin trên mạng Youtube.
Ngoài ra, buộc bị đơn bồi thường tổn thất vật chất va tinh thần cho nguyên đơn theo quy định của pháp luật. TAND quận 1 căn cứ Điều 196, 198 và 199 luật Tố tụng dân sự thông báo cho các bên liên quan.