Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng pháp luật nước ngoài trong trường hợp các văn bản pháp luật của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc trong trường hợp các bên có thỏa thuận. Vậy quy định về áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế như thế nào? Mời bạn theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Luật sư X để hiểu rõ quy định đó. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế.
Áp dụng pháp luật nước ngoài là hoạt động thi hành pháp luật quốc gia thông qua việc áp dụng quy định của pháp luật nước ngoài nhằm điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế.
Việc áp dụng pháp luật nước ngoài phải tuân thủ theo nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận
Hơn nữa, quan hệ Tư pháp quốc tế với bản chất là quan hệ dân sự nên một trong những nguyên tắc điển hình đó là tôn trọng sự thỏa thuận. Do vậy nếu áp đặt việc áp đặt phải áp dụng pháp luật của quốc gia thì sẽ không dung hòa được lợi ích của các quốc gia có liên quan. Điều này giúp điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế được khách quan và công bằng hơn, đảm bảo tốt nhất lợi ích của công dân tham gia quan hệ dân sự quốc tế. Đồng thời, việc áp dụng pháp luật nước ngoài đảm bảo sự ổn định, củng cố và phát triển hợp tác về mọi mặt trong giao lưu dân sự giữa các quốc gia vì sự thịnh vượng chung của cả thế giới; đáp ứng việc củng cố, tăng cường và mở rộng quan hệ đa phương, đa diện của quốc gia với nước ngoài.
Vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài chỉ được đặt ra khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu tới vì quy phạm này xác định hệ thống pháp luật cụ thể nào có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài hoặc có thể do các đương sự thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài. Quy phạm xung đột có thể được xây dựng trong hệ thống hệ thống pháp luật của quốc gia hoặc trong các điều ước quốc tế mà quốc gia tham gia gồm cả điều ước quốc tế song phương và đa phương.
Trong xu thế toàn cầu hóa và tăng cường hợp tác, các quốc gia cùng nhau thỏa thuận để ban hành nên các quy phạm xung đột giúp giải quyết xung đột pháp luật, do đó, các quốc gia phải thực hiện các cam kết của mình một cách tận tâm, thiện chí. Nếu quốc gia nào thiếu thân thiện trong việc thực hiện các cam kết thì chính quốc gia đó sẽ bị giảm sút uy tín cũng như ảnh hưởng xấu tới việc thiết lập quan hệ hợp tác với các quốc gia khác trên trường quốc tế.
Các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế việt nam.
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật thương mại 2005 , Luật hôn nhận và gia đình …cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng pháp luật nước ngoài trong trường hợp các văn bản pháp luật của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc trong trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng nếu sự thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
Áp dụng luật nước ngoài là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ dân sự quốc tế, đảm bảo sự ổn định,củng cố và phát triển hợp tác về mọi mặt trong giao lưu dân sự giữa các quốc gia vì sự thịnh vượng chung của cá thế giới.
Điều 664 Bộ luật dân sự 2015 quy định vềxác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
“1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.
3. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.”
Mời bạn xem thêm bài viết
- Chồng chết vợ có được hưởng lương hưu của chồng
- Mẫu hồ sơ chào hàng cạnh tranh rút gọn nghị định 63
- Cách tính lương hưu từ năm 2021
- Hướng dẫn cách viết giấy ủy quyền nhận tiền lương
Thông tin liên hệ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ tạm ngừng doanh nghiệp; tìm hiểu luật bay flycam; cách lấy giấy chứng nhận độc thân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, bảo hộ logo độc quyền của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tư pháp quốc tế là hệ thống các quy phạm pháp luật xung đột điều chỉnh quan hệ tài sản và nhân thân phi tài sản trong các lĩnh vực dân sự, tố tụng dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài
Đó là các quan hệ về nhiều mặt với sự tham gia của các quốc gia, các tổ chức quốc tế, và của cả các công dân, pháp nhân của các quốc gia.