Thông thường chúng ta hay hiểu thuế là khoản tiền mà các cá nhân, tổ chức, kinh doanh nằm trong phạm vi phải nộp thuế phải nộp với số tiền thuế tương ứng với giá giá trị hay thu nhập mà họ làm ra, tuy nhiên đây là khái niệm khá xa xôi đối với nhiều người không nằm trong phạm vi đó. Tuy nhiên trên thực tế một sự thật mà nhiều người không biết đó chính là hoạt động ma sắm hàng hóa hay sử dụng dịch vụ hàng ngày của chúng ta cũng mất thuế, đó chính là thuê giá trị gia tăng. Hiện nay có rất nhiều người dân vẫn chưa nắm được các quy định liên quan đến vấn đề thuế giá trị gia tăng(VAT) này. Sau đây mời các bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Áp dụng giảm thuế VAT với sản xuất hay buôn bán hàng hóa” qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Thuế VTA là gì?
Chúng ta có thể hiểu VAT là từ viết tắt của cụm từ thuế giá trị gia tăng, đây là một loại thuế được áp dụng rộng rãi tại nước ta đối với một số hàng hóa sản phẩm hay dịch vụ nhất định và được áp dụng từ quá trình sản xuất, lưu thông đến khi tới tay người tiêu dùng. Cũng như các loại thuê khác thì loại thuế này cũng được nộp vào ngân sách của Nhà nước theo quy định cụ thể của pháp luật.
Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định:
“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”
Như vậy, thuế GTGT là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.
Thuế GTGT là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người sử dụng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế GTGT nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh.
Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng
Căn cứ Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC, người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
– Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.
– Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.
Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng VAT
Loại thuế gián thu
VAT là thuế được thu vào từ khâu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là đối tượng sẽ nộp thuế VAT cho cơ quan Nhà nước. Trong khi đó, người tiêu thụ sản phẩm/ dịch vụ cuối cùng sẽ là đối tượng chịu thuế VAT.
Thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn, không trùng lặp
Thuế VAT đánh vào tất cả các giai đoạn luân chuyển hàng hóa/ dịch vụ đến quá trình tiêu thụ từ người tiêu dùng. Tuy nhiên, chỉ tính trên giá trị gia tăng của mỗi giai đoạn luân chuyển của sản phẩm/ dịch vụ và không bị trùng lặp.
Có tính lũy thoái so với thu nhập
Thuế VAT được tính dựa vào giá bán của hàng hóa/dịch vụ mà người tiêu dùng cuối cùng phải trả. Do đó, khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì tỷ lệ thuế VAT phải trả so với thu nhập sẽ giảm đi.
Nguyên tắc điểm đến
Căn cứ vào quốc gia, cư trú của người tiêu dùng hàng hóa/ dịch vụ mà thuế VAT sẽ không dựa vào nguồn gốc tạo ra sản phẩm/ dịch vụ. Quyền đánh thuế VAT sẽ phụ thuộc vào mỗi quốc gia – nơi mà sản phẩm/ dịch vụ tiêu thụ được sản xuất.
Phạm vi điều tiết rộng
Thuế VAT đánh vào hầu hết hàng hóa/ dịch vụ phục vụ đời sống của con người. Chỉ có số ít lượng hàng hóa/ dịch vụ thuộc diện miễn thuế VAT theo thông lệ quốc tế.
Quy định về việc giảm thuế GTGT
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thuế giá trị gia tăng được áp dụng với khá nhiều loại sản phẩm hàng hóa và các loại dịch vụ, để nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp cũng như nhân dân thì Nhà nước ta đã đưa ra các chính sách về việc giảm thuế giá trị gia tăng trong một số trường hợp cụ thể nhất định. Vậy các quy định về việc giảm thuế giá trị gia tăng hiện nay như thế nào?, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Theo quy định tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP, có thể rút ra một số nguyên tắc xác định đối tượng được giảm thuế VAT xuống còn 8% như sau:
– Việc giảm thuế áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ được nêu tại các Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định.
– Cơ sở kinh doanh căn cứ vào mã ngành kinh doanh và danh mục mã số HS (áp dụng đối với hàng hóa tại khâu nhập khẩu) để tra cứu, đối chiếu với Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định này để xác định hàng hóa, dịch vụ của đơn vị mình có được giảm thuế hay không.
– Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế VAT/chịu thuế VAT 0%, 5% sẽ không được giảm thuế VAT.
– Việc giảm thuế giá trị gia tăng được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Riêng đối với mặt hàng than thì chỉ áp dụng đối với khâu khai thác bán ra (bao gồm cả than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra), các khâu khác không được giảm thuế.
Áp dụng giảm thuế VAT với sản xuất hay buôn bán hàng hóa?
Như đã phân tích ở trên thì trong một số trường hợp nhất định thì thuế giá trị gia tăng có thể được giảm thuế, mức giảm thuế này sẽ tùy thuộc vào loại hàng hóa hay dịch vụ khác nhau mà sẽ áp dụng mức phần trăm giảm khác nhau. Một vấn đề mà người dân hay các doanh nghiệp đang thắc mắc ở đây chính là về thời điểm áp dụng việc giảm thuế giá trị gia tăng này là đối với hoạt động sản xuất hay đối với giai đoạn kinh doanh buôn bán hàng hóa. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Việc giảm thuế giá trị tăng đối với hàng hóa, dịch vụ được Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định rõ. Tại điểm d khoản 1 Điều 1 Nghị định này quy định như sau:
“d) Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng…”.
Như vậy, thuế giá trị gia tăng được áp dụng ở tất cả các khâu sản xuất, nhập khẩu, gia công, kinh doanh thương mại (khâu sản xuất và buôn bán hàng hóa đều được giảm thuế giá trị gia tăng).
Riêng đối với mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP chỉ được giảm ở khâu khai thác (các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm).
Theo quy định tại Nghị định, hầu hết tất cả các nhóm hàng hóa, dịch vụ sẽ được giảm thuế GTGT trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
- Nhóm hàng hóa, dịch vụ tại Phụ lục I kèm theo Nghị định bao gồm: Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất
- Nhóm hàng hóa, dịch vụ tại Phụ lục II kèm theo Nghị định bao gồm các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: Thuốc lá điếu, xì gà, rượu, bia, xe ô tô dưới 24 chỗ, xe mô tô hai bánh, ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3, tàu bay, du thuyền, xăng các loại…
- Nhóm hàng hóa, dịch vụ tại Phụ lục III kèm theo Nghị định bao gồm các sản phẩm về công nghệ thông tin: Card âm thanh, hình ảnh, mạng và các loại card tương tự dùng cho máy xử lý dữ liệu tự động, thẻ thông minh, máy vi tính và các thiết bị ngoại vi của máy vi tính…
Đối với những hàng hóa, dịch vụ có thuế suất là 0% hoặc 5% thì không thuộc đối tượng được giảm thuế.
Cụ thể mức giảm thuế GTGT
Theo đó, mức giảm thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP như sau:
(1) Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
– Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kê khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
– Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
– Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
– Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.
Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng.
Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng.
Các tổng công ty, tập đoàn kinh tế thực hiện quy trình khép kín mới bán ra cũng thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng than khai thác bán ra.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.
(2) Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
Mời bạn xem thêm
- Khám bệnh trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế không?
- Bảo hiểm y tế trái tuyến được hưởng bao nhiêu?
- Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng quy định thế nào?
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ quyết toán thuế đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Áp dụng giảm thuế VAT với sản xuất hay buôn bán hàng hóa” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ thành lập cty. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Trình tự thực hiện giảm thuế GTGT từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP như sau:
– Đối với cơ sở kinh doanh quy định tại (1) mục 1, khi lập hoá đơn giá trị gia tăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi “8%”; tiền thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền người mua phải thanh toán.
Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng, cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
– Đối với cơ sở kinh doanh quy định tại (2) mục 1, khi lập hóa đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại cột “Thành tiền” ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm, tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu, đồng thời ghi chú: “đã giảm… (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/QH15”.
Cơ sở kinh doanh căn cứ vào mã sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và danh mục mã số HS (áp dụng đối với hàng hóa tại khâu nhập khẩu) để tra cứu, đối chiếu với danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT tại các Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định này để xác định hàng hóa, dịch vụ của đơn vị mình có được giảm thuế hay không.
Xác định mã sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
Để xác định hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh đang kinh doanh có thuộc trường hợp được giảm thuế GTGT hay không thì cần xác định được tên và mã sản phẩm của hàng hóa, dịch vụ đó.
Để xác định tên và mã hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh đang kinh doanh, có thể thực hiện theo 01 trong 02 cách sau:
Cách 1: Tra cứu danh mục mã ngành nghề kinh doanh thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (trong trường hợp cơ sở kinh doanh có thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký, thay đổi ngành nghề kinh doanh), sau đó dựa vào danh mục mã ngành nghề kinh doanh để xác định danh mục sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ).
Cách 2: Liệt kê các sản phẩm mà thực tế cơ sở mình đang kinh doanh (thực tế nhiều cơ sở vẫn kinh doanh các ngành, nghề chưa được đăng ký kinh doanh).
Căn cứ vào mã ngành nghề nêu trên, cơ sở kinh doanh tìm mã sản phẩm tương ứng tại Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg, sau đó, đối chiếu với Phụ lục I kèm theo Nghị định 44/2023 (cột từ Cấp 1 đến Cấp 7):
– Nếu nằm trong danh sách các ngành không được giảm thì sẽ xuất hóa đơn với thuế suất thuế GTGT 10%.
– Nếu không nằm trong danh sách không được giảm thì sẽ xuất hóa đơn với thuế suất thuế GTGT 8%.
Xác định theo mã số HS (áp dụng đối với hàng hóa tại khâu nhập khẩu)
Căn cứ vào danh mục mã số HS của hàng hóa, dịch vụ khi làm thủ tục nhập khẩu (trên tờ khai hải quan), cơ sở kinh doanh đối chiếu với mã số HS tại cột 10 trên các Phụ lục kèm theo để xác định hàng hóa, dịch vụ có thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT hay không.
Có thể tra cứu mã số HS bằng cách:
Cách 1: Tra cứu tại website của Tổng cục Hải quan
Danh mục mã số HS tra cứu từ website Tổng cục Hải quan: Tra cứu Biểu thuế – Mã HS (click chuột phải và chọn Open new tab).
Nhập vào chuỗi mã số để tìm kiếm theo mã số HS (phải nhập tối thiểu 04 chữ số) hoặc từ khóa để tìm kiếm trong mô tả hàng hóa.
Cách 2: Tìm trong Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC
Dây điện, cáp điện có mã HS là 85.44 thuộc khoản 2 mục 6 Phần B Phụ lục III nên sẽ không được giảm thuế GTGT.